Ớt Trúng Mùa, Giá Cao
Vào thời điểm này, về các huyện trồng ớt trọng điểm của Bình Định như thị xã An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tuy Phước…, người dân đang rất phấn khởi vì ớt năm nay vừa trúng mùa lại được giá. Giá ớt trái được thương lái thu mua tại ruộng ở mức từ 15-16 ngàn đồng/kg, cao hơn từ 5-6 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu năm nay.
Ông Nguyễn Văn Liễu, một nông dân trồng ớt ở thôn Vĩnh Lộc, xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn), cho biết: “ Với 8 sào ớt, qua 3 lứa thu hoạch đầu tiên tôi thu được gần 1 tấn ớt tươi, thu nhập gần 16 triệu đồng. Với giá ớt ổn định như hiện nay, dự kiến trong vụ ớt Đông Xuân này, 8 sào ớt hiện có tôi sẽ thu lãi từ 80-100 triệu đồng”.
Tại xã Cát Tài (huyện Phù Cát), vụ Đông Xuân năm nay, nhiều hộ nông dân ở địa phương cũng đã có thu nhập hàng chục triệu đồng từ việc chuyển đổi diện tích đất chân cao thiếu nước sang trồng ớt. Ông Lê Văn Nam đang thu hoạch ớt cùng với vợ và con gái cho biết: Giá ớt cao, việc tiêu thụ thuận lợi, thu hoạch đến đâu, thương lái đến thu mua ngay đến đó, nên ai cũng thích. Từ nay tới cuối vụ, chắc chắn gia đình tôi còn thu thêm trên 1 tấn ớt nữa. Đây có thể nói là vụ ớt được mùa nhất trong nhiều năm trở lại đây ở địa phương.
Bà Trần Thị Thu Thảo, một thương lái thu mua ớt ở phường Bình Định (thị xã An Nhơn), cho biết: Giá ớt năm nay tăng cao là do thị trường ớt trong nước tiêu thụ mạnh, ớt nguyên liệu xuất sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc… đang rất hút hàng.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp Bình Định, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 ha ớt, tăng gần gấp đôi so với các năm trước. Hầu hết các giống ớt truyền thống trước đây đã được thay bằng giống ớt cao sản, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, được trồng tập trung chủ yếu tại các địa phương như: An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tuy Phước… Với mức giá như hiện nay, 1 ha trồng ớt với năng suất đạt từ 20-22 tấn, doanh thu từ trồng ớt đạt hàng trăm triệu đồng/ha/vụ.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…
Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão tổ chức thực hiện tại xã An Tân. Tham gia mô hình có 30 hộ nông dân của các thôn Tân An, Tân Lập, Thanh Sơn và Thuận An. Mô hình đã được đầu tư gần 86 triệu đồng mua 30 con bò cái nền, cấp cho mỗi hộ 1 con để chăn nuôi.
Mãng cầu ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) được coi là trái cây đặc sản vì mùi vị thơm ngon. Một số vườn mãng cầu của huyện từng đạt giải trái ngon, giống tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, diện tích mãng cầu giảm hơn 2/3.