Ô Nhiễm Môi Trường Nước, Cá Kình Chết Hàng Loạt
Hiện ở thôn Mai Dương và trên địa bàn xã Quảng Phước đã có 7 ha cá kình bị chết với số lượng hơn 8 vạn con.
Cùng với dịch bệnh ở tôm sú, 3 ngày nay bà con ngư dân trên địa bàn xã Quảng Phước (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đang lao đao với tình trạng cá kình chết hàng loạt.
Anh Hà Văn Duy, cán bộ Thủy sản phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết: Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng những trận mưa giông bất ngờ vào cuối tuần qua làm thay đổi độ mặn của các hồ nuôi. Ngoài ra, một lượng lớn phèn trên bờ hồ tràn xuống làm cho nước chua, trong hồ cũng xuất hiện hiện tượng “tảo lan” làm cho lượng ôxy trong nước giảm đột ngột.
Một nguyên nhân khiến cá kình ở đây chết hàng loạt là do người dân thả nuôi mật độ quá dày, cá bị ngạt oxy trong khi chất lượng con giống ngày càng kém, anh Duy cho biết thêm.
Trước thực trạng trên, phòng NN&PTNT huyện và UBND xã đang chỉ đạo người dân tiến hành thu hoạch, vệ sinh ao hồ, bảo vệ môi trường... tránh ô nhiễm nguồn nước của số cua, tôm còn lại đang thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm nay, ông Bùi Vĩnh Hiệp, xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã sử dụng phân vi sinh trong việc bón lót cho ruộng lúa của mình. Nhờ đó, năng suất lúa tăng lên 1 tấn/ha, tiết kiệm chi phí sản xuất hơn 50% so với trước.
Với mong muốn nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần với ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Mới đây, UBND tỉnh thống nhất việc hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm, kết thúc vào cuối năm 2015...
Phấn đấu đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 7.000 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, cấp chứng nhận mới cho 800 ha và tái cấp chứng nhận khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân đều chưa thấy được lợi ích mà VietGAP mang lại. Do đó, sự tích cực tham gia chương trình VietGAP của không ít bà con đã giảm hơn trước...