Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.
Cá có nguồn gốc từ Trung tâm quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II), độ tuổi trung bình 1 năm, trọng lượng 1 kg/con, được Trung tâm tiếp nhận ngày 16-12-2011.
Mục tiêu của Đề tài là có được 800 con cá tra bố mẹ (tỷ lệ sống đạt 80%) thành thục, sinh dục tốt, trọng lượng bình quân 3 kg/con, tỷ lệ phát dục từ 20 - 30%. Khi đề tài thành công sẽ giải quyết được nguồn cá nuôi thương phẩm tại tỉnh (hiện có khoảng 650 ha, nhu cầu giống 200 triệu con/năm). Cá thương phẩm hiện được nuôi tập trung ở các huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách. Được biết, toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở sản xuất giống, cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu cá tra giống. Số cá tra giống còn lại phải nhập từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đó là những khó khăn lớn cho nghề nuôi cá tra thương phẩm ở Bến Tre.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao

Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.

Cá rô phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.