Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội

Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội
Tác giả: 
Ngày đăng: 31/03/2013

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.

 Chim trĩ đỏ khoang cổ là động vật hoang dã có trong sách Đỏ cần được bảo tồn. Năm 2006, Trung tâm Thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi đã nhân nuôi bảo tồn thành công loài chim này và cho triển khai nhân rộng. Do nhiều đặc tính tốt như năng suất thịt, trứng cao, con trống 6 tháng tuổi đạt 1,6 - 2,0 kg, con mái 1,2 - 1,5 kg, mái đẻ 90 - 100 trứng/năm; thịt, trứng thơm, ngon và bổ, Viện Chăn nuôi có chủ trương chuyển chim trĩ đỏ khoang cổ từ động vật hoang dã, quý hiếm thành vật nuôi phổ biến, cung cấp thịt, trứng cho người tiêu dùng. Là địa phương đi đầu trong việc nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn thành phố, trong quá trình triển khai mô hình, Trạm Khuyến nông Đan Phượng đã tổ chức cho nông dân tham quan học tập, tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ 100% giống ban đầu, một phần thức ăn... Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đã cho kết quả khả quan, có thể nhân ra diện rộng. Chăn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhiều hộ thu được 15 - 20 triệu đồng từ chim thịt (100 con) và 70 - 80 triệu đồng/năm từ 20 - 30 chim mái đẻ. Từ thành công bước đầu của mô hình, năm 2013 Đan Phượng có gần 100 hộ nông dân nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ tại các xã Phương Đình, Hạ Mỗ, Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp, thị trấn Phùng... Mô hình đang trở thành điểm tham quan, học tập cho nông dân. Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng sẵn sàng tư vấn, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim, cung ứng con giống, chim thịt cho thị trường và nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Hải Dương Mở Rộng Diện Tích Giống Lúa Kháng Rầy Hải Dương Mở Rộng Diện Tích Giống Lúa Kháng Rầy

Hải Dương đã tuyển chọn và phát triển một số giống lúa chất lượng cao nhằm khuyến cáo, mở rộng diện tích giống lúa kháng rầy.

31/03/2013
Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao

Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng

31/03/2013
Khắc Phục Hạn Chế Để Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn Khắc Phục Hạn Chế Để Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

31/03/2013