Nuôi Tôm Theo Quy Trình Sinh Học
Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp. Chính điều đó đã giúp ông vượt qua những khó khăn ban đầu và vươn lên gặt hái được thành công trong nhiều năm liền.
Năm 2000, phong trào nuôi tôm công nghiệp - BCN ở TP. Bạc Liêu bắt đầu phát triển mạnh, ông Châu cũng bị cuốn hút theo. Năm đó, ông chuyển đất làm lúa của mình sang nuôi tôm bán công nghiệp. Với 1ha đất đang canh tác lúa ông ủi cải tạo làm 4 ao nuôi tôm, trong đó dành 1 ao làm ao lắng, mỗi ao rộng từ 2.000-3.000m2. Do ban đầu chưa nắm vững kiến thức kỹ thuật nên tôm nuôi chậm lớn, chi phí cao, lãi ít, tôm của ông đôi khi bị rớt đáy lác đác. Ông sử dụng hóa chất để xử lý nhưng tôm vẫn bị bệnh. Để nâng cao kiến thức kỹ thuật, ông Châu không ngừng tìm tòi, học hỏi ở sách vở, đồng nghiệp nuôi tôm đi trước và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật khuyến ngư. Từ đó đã giúp ông củng cố thêm niềm tin vào nghề nuôi tôm công nghiệp.
Qua nhiều năm phấn đấu, ông đã đưa được sản lượng tôm nuôi công nghiệp tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm ông Phan Thanh Châu thu lãi trung bình từ 200 - 250 triệu đồng. Với diện tích ban đầu từ 1 ha đến nay diện tích nuôi mặt nước của ông lên được 3 ha. Ông Châu cho biết từ 6 năm trở lại đây, ý thức được việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, ông luôn sử dụng chế phẩm định kỳ, ổn định môi trường.
Được hỏi trong nuôi tôm yếu tố nào là quan trọng nhất, ông cho chúng tôi biết yếu tố thời tiết và quản lý môi trường là quan trọng nhất, tuy nhiên nếu có quản lý được 2 yếu tố này mà lơ là chất lượng con giống cũng không được.
Ông cho biết thêm, việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm an toàn hơn hóa chất, kháng sinh. Cụ thể là khi môi trường nước không đẹp, đáy ao bẩn thì ta sử dụng vi sinh tốt hơn là dùng hóa chất, điều quan trọng là việc sử dụng vi sinh trong khi nuôi sẽ giảm chi phí nuôi nhiều hơn là việc sử dụng hóa chất. Riêng vụ tôm năm 2010 mới đây, vì tuổi cao, sức yếu, không người chăm sóc cho tôm nên ông sang đất cho người khác bớt. Ông chỉ để lại 7 ao nuôi, mỗi ao nuôi chia làm 1.500 m2, mật độ thả ban đầu từ 25 – 30 con/m2, thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, ông Châu thu được trên 6,5 tấn tôm với cỡ tôm từ 28 – 30 con/kg giá bán mỗi kg trung bình từ 170.000 – 195.000 đồng/kg, tổng doanh thu năm 2010 được trên 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí tất cả ông còn lãi trên 630 triệu đồng. Hiện ông nuôi tiếp vụ 2, tôm được gần 3 tháng tuổi, hứa hẹn một mùa bội thu tiếp theo. Với việc nuôi tôm thành công nhiều năm liền ông được Hội nông dân thành phố Bạc Liêu và tỉnh tặng giấy, bằng khen nhiều năm liền trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp. Chính điều đó đã giúp ông vượt qua những khó khăn ban đầu và vươn lên gặt hái được thành công trong nhiều năm liền.
Năm 2000, phong trào nuôi tôm công nghiệp - BCN ở TP. Bạc Liêu bắt đầu phát triển mạnh, ông Châu cũng bị cuốn hút theo. Năm đó, ông chuyển đất làm lúa của mình sang nuôi tôm bán công nghiệp. Với 1ha đất đang canh tác lúa ông ủi cải tạo làm 4 ao nuôi tôm, trong đó dành 1 ao làm ao lắng, mỗi ao rộng từ 2.000-3.000m2. Do ban đầu chưa nắm vững kiến thức kỹ thuật nên tôm nuôi chậm lớn, chi phí cao, lãi ít, tôm của ông đôi khi bị rớt đáy lác đác. Ông sử dụng hóa chất để xử lý nhưng tôm vẫn bị bệnh. Để nâng cao kiến thức kỹ thuật, ông Châu không ngừng tìm tòi, học hỏi ở sách vở, đồng nghiệp nuôi tôm đi trước và tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật khuyến ngư. Từ đó đã giúp ông củng cố thêm niềm tin vào nghề nuôi tôm công nghiệp.
Qua nhiều năm phấn đấu, ông đã đưa được sản lượng tôm nuôi công nghiệp tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm ông Phan Thanh Châu thu lãi trung bình từ 200 - 250 triệu đồng. Với diện tích ban đầu từ 1 ha đến nay diện tích nuôi mặt nước của ông lên được 3 ha. Ông Châu cho biết từ 6 năm trở lại đây, ý thức được việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, ông luôn sử dụng chế phẩm định kỳ, ổn định môi trường.
Được hỏi trong nuôi tôm yếu tố nào là quan trọng nhất, ông cho chúng tôi biết yếu tố thời tiết và quản lý môi trường là quan trọng nhất, tuy nhiên nếu có quản lý được 2 yếu tố này mà lơ là chất lượng con giống cũng không được.
Ông cho biết thêm, việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm an toàn hơn hóa chất, kháng sinh. Cụ thể là khi môi trường nước không đẹp, đáy ao bẩn thì ta sử dụng vi sinh tốt hơn là dùng hóa chất, điều quan trọng là việc sử dụng vi sinh trong khi nuôi sẽ giảm chi phí nuôi nhiều hơn là việc sử dụng hóa chất. Riêng vụ tôm năm 2010 mới đây, vì tuổi cao, sức yếu, không người chăm sóc cho tôm nên ông sang đất cho người khác bớt. Ông chỉ để lại 7 ao nuôi, mỗi ao nuôi chia làm 1.500 m2, mật độ thả ban đầu từ 25 – 30 con/m2, thời gian nuôi từ 5 – 6 tháng, ông Châu thu được trên 6,5 tấn tôm với cỡ tôm từ 28 – 30 con/kg giá bán mỗi kg trung bình từ 170.000 – 195.000 đồng/kg, tổng doanh thu năm 2010 được trên 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí tất cả ông còn lãi trên 630 triệu đồng. Hiện ông nuôi tiếp vụ 2, tôm được gần 3 tháng tuổi, hứa hẹn một mùa bội thu tiếp theo. Với việc nuôi tôm thành công nhiều năm liền ông được Hội nông dân thành phố Bạc Liêu và tỉnh tặng giấy, bằng khen nhiều năm liền trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Từ ngày 4 đến ngày 10.2, Hội ND huyện Tuy Phước phối hợp với Trạm BVTV huyện tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa vụ đông xuân 2011-2012 cho cho 450 hội viên ND các xã có diện tích lúa bị bệnh đạo ôn và cách phòng trừ diệt chuột bằng phương pháp truyền thống, thuốc sinh học và phát tờ rơi hướng dẫn cách phòng trừ.
Mặc dù đã huy động mọi nguồn lực, song việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hòa Bình vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Chương trình xây dựng NTM của Hòa Bình chưa có nhiều bứt phá như mong đợi.
Thông tin về chất cấm Trifluralin trong cá điêu hồng đã được giới truyền thông đưa tin lại một cách đầy đủ để tránh thiệt hại cho nông dân. Song gần một tháng trôi qua, giá cá điêu hồng trong tỉnh vẫn không tăng, đầu ra khó khăn hơn.