Giá / Tin thủy sản

Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, vụ nào cũng thắng đậm

Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, vụ nào cũng thắng đậm
Tác giả: Công Tâm
Ngày đăng: 20/04/2017

“Các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi tôm an toàn thực phẩm và nuôi tôm theo công nghệ Biofloc” – ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia bày tỏ.

Trong ảnh: Thu hoạch tôm nuôi theo công nghệ Biofloc tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.  Ảnh:  T.S   

Khó khăn về con giống

Trong hai ngày 18 – 19.4, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) phối hợp Tổng cục Thủy sản và Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề  “Giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống tại các tỉnh miền Trung”. Hội nghị thu hút gần 250 đại biểu là các chuyên gia về lĩnh vực thủy sản, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo viện, trường và các doanh nghiệp, ngư dân nuôi tôm tham dự.

Tại diễn đàn, hơn 30 câu hỏi của doanh nghiệp, ngư dân đặt ra xoay quanh các vấn đề như: Kiểm soát dịch bệnh, cách phòng trị bệnh virus, vi khuẩn, các loại chế phẩm sinh học, cách quản lý chất lượng con giống, sự khác biệt khi nhập tôm ngoại với tôm nội, cơ chế sản xuất giống, thị trường tiêu thụ, đầu ra của tôm… Các chuyên gia đã giải đáp rất cụ thể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Công Khôi – Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản cho biết, cả nước hiện có 1.863 cơ sở sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Các cơ sở tại các tỉnh miền Trung có quy mô lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, vì thế sản lượng cung cấp ra thị trường khá lớn. Theo ông Khôi, phấn đấu đến năm 2025, ngành tôm đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này là vô cùng khó khăn, cần đòi hỏi sự nỗ lực cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi tôm. Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy mạnh giải pháp ứng dụng  các khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên, theo ông Khôi, nghề nuôi tôm giống đang gặp không không ít khó khăn. Nhiều cơ sở còn gian lận thương mại, nhiều địa phương không tìm thấy địa chỉ in trên các sản phẩm. Tôm bố mẹ nhập ngoại về còn nhiều bấp bênh, một số doanh nghiệp không làm đúng theo quy định của Nhà nước, một số tổ chức thanh tra chất lượng tôm bố mẹ không đảm bảo… Từ đó, sân chơi của người nuôi tôm giống chưa thực sự bình đẳng.

Phát biểu kiết luận tại hội nghị, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị:. Cần đẩy mạnh kiểm soát chất lượng con giống, tiếp tục nghiên cứu những giống tôm chất lượng cao. Đối với các trung tâm các tỉnh cần xây dựng các mô hình có hiệu quả. 

Tư vấn, hướng dẫn kịp thời cho người nuôi

Ghi nhận những khó khăn, bất cập của nghề nuôi tôm hiện nay, ông Kim Văn Tiêu mong muốn thời gian tới  các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường giới thiệu các mô hình hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi tôm an toàn thực phẩm, nuôi tôm theo công nghệ Biofloc và nuôi theo chuỗi. Cần thông tin kịp thời cho người nuôi biết những cơ sở sản xuất tôm giống có chất lượng bảo đảm để người dân liên hệ mua giống. Người nuôi khi phát hiện những cơ sở không đảm bảo chất lượng cần phản ảnh kịp thời cho các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí. Quá trình nuôi phải liên kết sản xuất, tăng cường học hỏi, tham quan để tích lũy kinh nghiệm.

Ngư dân Trần Mậu Tình (trú tại TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) cho biết: “Nhờ nắm bắt thông tin tốt qua sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông của địa phương nên vụ nuôi nào tôi cũng thắng lợi, thu nhập năm sau cao hơn năm trước”. Gia đình ông Tình đã nuôi tôm hơn 29 năm, nếu như trước đây với diện tích 5.400m2, bình quân chỉ lãi từ 300 – 400 triệu đồng, thì hiện nay lãi hơn 500 triệu đồng/năm. Bí quyết có được thành công, theo ông Tình là nhờ ngăn ngừa giống kém chất lượng và lựa chọn những giống có uy tín trên thị trường. Nên nuôi theo hình thức nước trước (xử lý hệ thống nước) và nuôi tôm sau. Đối với những bể nước nào có màu khác lạ thì cần tiến hành, kiểm tra lại trước khi thả nguồn giống...


Có thể bạn quan tâm

Cà mau: Làm giàu từ xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực Cà mau: Làm giàu từ xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với hướng đi an toàn và đúng hướng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều mô hình nông nghiệp

20/04/2017
Tuyệt chiêu nuôi cá sạch, lớn nhanh Tuyệt chiêu nuôi cá sạch, lớn nhanh

Theo thạc sĩ Bùi Đức Đồng: “Chìa khoá thành công là phải làm sao để cá đủ ăn, đủ thở từ đó có sức đề kháng, dinh dưỡng tốt đảm bảo tăng trưởng nhanh...

20/04/2017
Tôm Việt hướng tới 10 tỷ USD: Con tôm Việt đang ở đâu? Tôm Việt hướng tới 10 tỷ USD: Con tôm Việt đang ở đâu?

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về việc tái cơ cấu ngành thủy sản, trong đó quyết đưa kim ngạch xuất khẩu ngành tôm đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2025

20/04/2017