Giá / Tin thủy sản

Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế

Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế
Tác giả: Chúc Ly
Ngày đăng: 10/06/2024

Hàng nghìn hộ ở Cà Mau nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đước đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu, thu nhập ổn định.

Ông Ung Văn Điền, 46 tuổi ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển là một trong những hộ canh tác tôm sinh thái thành công được doanh nghiệp hỗ trợ đầu ra. Với 6 ha tôm nuôi dưới tán rừng đước, ông thu lãi hơn 400 triệu đồng mỗi năm. "Ngoài tôm, tôi còn nuôi kết hợp cua và một số loài cá", ông Điền nói, cho biết nhờ đó nông dân có thu nhập ổn định hơn.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Từ xưa, phần lớn tôm giống từ tự nhiên vào vuông, người dân giữ lại nuôi. Sau này, khi nghề nuôi tôm phát triển mạnh, chất lượng nước không còn ổn định, lượng giống tự nhiên giảm dần nên nông dân phải mua thêm con giống nhân tạo về canh tác, nhưng vẫn giữ cách sản xuất truyền thống. Xung quanh vuông nuôi, nông dân giữ các loại cây ngập mặn như đước, sú, vẹt, phổ biến là cây đước. Bộ rễ đước tạo khu vực trú ẩn cho tôm và các loài thủy sinh khác.

Anh Ung Văn Điền thu hoạch tôm nuôi dưới tán rừng đước. Ảnh: An Minh

"Tán lá làm giảm nhiệt độ nước, lá đước rơi xuống phân hủy là nguồn thức ăn chính của con tôm", ông Điền nói, cho biết tôm nuôi từ 4-6 tháng sẽ thu hoạch dần. Khi trưởng thành, theo tập tính tôm sẽ di chuyển ra biển. Thời điểm này, vào 2 đợt triều cường lớn của mỗi tháng, người nuôi sẽ cho tháo nước ra ngoài, dùng lưới chặn ở cửa cống để thu hoạch thủy sản.

Cách đó gần 30 km, ông Bùi Văn Sỉ, 65 tuổi ở xã Viên An Đông, gần 40 năm gắn bó dưới tán rừng ngập mặn, cho biết có gần 10 năm nuôi tôm thân thiện với môi trường. Vuông tôm gần 7 ha dưới tán rừng đước đang được doanh nghiệp hỗ trợ 500.000 đồng mỗi ha để đầu tư con giống và canh tác tôm sinh thái theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Tôm nguyên liệu sẽ được công ty bao tiêu.

Nhờ tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, ông ươm tôm giống để nuôi trước khi thả ra tự nhiên. Dù mất nhiều công chăm sóc, nhưng đây là cách để tôm tăng tỷ lệ sống, mang lại thu nhập ổn định hơn cho gia đình. Ông Sỉ có lợi nhuận gần 500 triệu đồng mỗi năm, cao hơn cách truyền thống khoảng 30%.

Mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển ở tỉnh cực Nam tổ quốc từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng.

Hiện, Cà Mau có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha. Trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Đoàn chuyên gia và nhà mua từ các nước tham quan mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ở huyện Ngọc Hiển. Ảnh: An Minh

Theo ông Lê Đình Huynh, Tổng thư ký Liên minh tôm sạch và bền vững Việt Nam, nuôi tôm sinh thái là hình thức gần giống với nuôi tự nhiên, song phải đảm bảo từ khâu chọn giống, môi trường nuôi, chất lượng nguồn nước. Đồng thời, trong quá trình nuôi, nông dân phải tuân thủ các quy định khắt khe theo tiêu chuẩn về chất lượng được bên thứ ba có kinh nghiệm, uy tín chứng thực. Nhờ đó, sản lượng, chất lượng và giá bán của tôm sinh thái cao, ổn định hơn so với tôm nuôi tự nhiên.

Liên minh cùng các doanh nghiệp đang tạo điều kiện để bà con tiếp cận với các tiêu chuẩn tôm quốc tế, cũng như đáp ứng thị hiếu sản phẩm tôm bền vững ở trong nước. Từ đây, các bên tham gia vào chuỗi giá trị tôm sinh thái, từ sản xuất giống, nuôi trồng, thu mua đến chế biến, tiêu thụ.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết nuôi thủy sản dưới tán rừng là hình thức canh tác gắn với bảo vệ rừng với nhiều loài nuôi như tôm, cá, cua, sò huyết, ốc len,... Ngày nay, mô hình này còn được xem như biện pháp hấp thu carbon, giảm phát thải nhà kính, phù hợp với xu thế phát triển xanh trên thế giới, mang lại thu nhập ổn định cho người dân nhận giao khoán.

Cà Mau là tỉnh duy nhất của cả nước có ba mặt giáp biển, có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản. Địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước với gần 280.000 ha. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ giữ vững, tổng sản lượng đạt 280.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tôm nước lợ, cua biển nuôi tăng mạnh Sản lượng tôm nước lợ, cua biển nuôi tăng mạnh

Tại Kiên Giang hiện đã bước vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi nước lợ, cua biển nuôi. Nhờ thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn nên giá bán tốt, sản lượng tăng mạnh.

10/06/2024
Cà Mau cấp mã số nhận diện vùng nuôi tôm đạt thấp Cà Mau cấp mã số nhận diện vùng nuôi tôm đạt thấp

Ngày 5-6, thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kết quả thực hiện cấp mã số nhận diện vùng nuôi tôm trên địa bàn đạt thấp.

10/06/2024
Đề xuất sửa đổi quy định phòng, chống dịch bệnh thủy sản Đề xuất sửa đổi quy định phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016.

10/06/2024