Giá / Tin thủy sản

Nuôi tôm nước lợ: Nên thả giống theo thời vụ

Nuôi tôm nước lợ: Nên thả giống theo thời vụ
Tác giả: Q.Trí
Ngày đăng: 07/05/2019

Theo Tổng cục thủy sản, người nuôi tôm cần nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thả tôm đúng với mật độ phù hợp theo từng hình thức nuôi và nhất là cần thả giống vụ mới theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường; nếu tình hình nuôi tôm khả quan thì tiếp tục thả giống, tránh thả giống vụ mới một cách ồ ạt.

Người nuôi tôm cần thực hiện tốt công tác chọn tôm giống; trước khi thả nuôi cần kiểm tra, xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm như: đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy... Có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản tại địa phương khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được xả tôm chết, bùn thải, nước nuôi chưa qua xử lý ra môi trường, cần chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Trong quá trình nuôi cần gắn lợi ích với trách nhiệm bảo vệ môi trường vùng nuôi và thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp.

Đối với mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh khuyến cáo chỉ nuôi 1 vụ/năm, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh và tôm sú quảng canh cải tiến chuyên tôm nuôi 2 vụ/năm. Có khoảng thời gian ngắt vụ giữa các vụ nuôi: 1 tháng đối với những ao nuôi hiệu quả và 2 tháng đối với những ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh hoặc thả nuôi các đối tượng khác (cá chẽm, cá kèo, cá mú, rô phi đơn tính, rong câu, hải sâm...) để diệt mầm bệnh, tăng thu nhập, cải tạo môi trường.

Nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng của El-nino và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong vụ tôm nước lợ năm 2016 vùng đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2016, Tổng cục thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh thả giống từ tháng 1 đến tháng 9 và từ tháng 11 đến 12/2016. Lưu ý, tháng 12/2014 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3, 4, 5/2016 tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống nhưng các cơ sở có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ có thể thả nuôi.

Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm thả giống từ tháng 2 đến tháng 10/2016; tuy nhiên một số vùng gần biển, đảm bảo các yếu tố môi trường như độ mặn trong khoảng thời gian tháng 11 và 12 có thể thả nuôi. Nuôi tôm quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng thả giống từ tháng 1 đến 11/2016; nuôi tôm theo hình thức thu tỉa thả bù, thả giống rải vụ theo điều kiện của mỗi vùng thì cứ cách 1 - 1,5 tháng thả bù một lần. Nuôi luân canh tôm - lúa thả giống từ tháng 1 đến tháng 4, sau đó thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 đến tháng 10; phương thức thu tỉa thả bù phải sử dụng con giống cỡ lớn để tăng hiệu quả nuôi nên người nuôi tôm cần ươm dưỡng giống trước 1 tháng.

Đối với người nuôi tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 12/2015 đến 2/2016 và từ tháng 6 đến 10/2016. Người nuôi cần chọn thời điểm thời tiết thích hợp để thả giống. Lưu ý: tháng 12 mới vào giai đoạn chuyển mùa và các tháng 3, 4, 5/2016 tại các địa phương có nắng, nóng, xâm nhập mặn không thả giống.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm công nghệ biofloc mùa mưa Nuôi tôm công nghệ biofloc mùa mưa

Anh Lê Minh Chính, chủ trang nuôi trồng thủy sản Chính Mỹ, xã Ninh Phú, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc.

07/05/2019
Dầu tảo - nguồn dinh dưỡng tương lai tại Na Uy Dầu tảo - nguồn dinh dưỡng tương lai tại Na Uy

Tảo đang trở thành “ứng cử viên” đầy hứa hẹn thay thế dầu cá trong tương lai. Sản phẩm cá hồi nuôi thương phẩm bằng dầu tảo của Na Uy đã được đón nhận

07/05/2019
Nghiên cứu cho thấy nuôi trồng thủy sản nhân đạo có thể thúc đẩy tiêu thụ hải sản của Mỹ Nghiên cứu cho thấy nuôi trồng thủy sản nhân đạo có thể thúc đẩy tiêu thụ hải sản của Mỹ

Theo một nghiên cứu mới từ các công ty khảo sát Change Tastes and Datassential, các hoạt động sản xuất nhân đạo có thể có tác động rất lớn đến việc mở rộng

07/05/2019