Nuôi Tôm Càng Xanh, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp

Vùng dự án nuôi tôm càng xanh thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích 493 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 200 ha, tập trung ở ô bao số 8 và ô bao số 21.
Những năm qua, diện tích và sản lượng vùng nuôi tôm càng xanh xã Nhị Mỹ không ngừng gia tăng. Từ 41,5 ha với sản lượng 70 tấn vào năm 2006, đến nay toàn xã có trên 200 ha nuôi tôm càng xanh, sản lượng đạt 400 tấn.
Thời vụ chính bắt đầu thả nuôi từ tháng 6 đến cuối tháng 8 và thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Thời gian qua, các hộ nuôi của mô hình đã được đầu tư theo hướng thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận. Thực tế năm 2011, các hộ nuôi tôm của xã Nhị Mỹ có lợi nhuận bình quân từ 60 - 80 triệu đồng/ha/vụ, đặc biệt có hộ lợi nhuận từ 90 - 110 triệu đồng/ha/vụ.
Ông Nguyễn Công Sơn - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh cho biết: Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời, tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của các hộ nuôi trong vùng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất theo hướng an toàn cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước phát triển tương đối mạnh, nhiều đối tượng nuôi như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ba sa… đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.