Giá / Tin thủy sản

Nuôi tôm bền vững gắn bảo tồn vùng ngập mặn

Nuôi tôm bền vững gắn bảo tồn vùng ngập mặn
Tác giả: Nghĩa Dương (Theo TheFishsie)
Ngày đăng: 26/04/2017

Tính bền vững của ngành tôm gắn với bảo vệ rừng ngập mặn là ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Để giúp Chính phủ Việt Nam giải quyết các ưu tiên này, IUCN và SNV cùng phát triển dự án: Bảo tồn rừng ngập mặn thông qua nuôi tôm bền vững và giảm phát thải (gọi tắt là MAM), được tài trợ bởi Sáng kiến Khí hậu Quốc tế tại huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau để giúp nông dân nuôi tôm đạt được chứng chỉ sinh thái (chứng chỉ hữu cơ) Naturland.

Nuôi tôm trong rừng ngập mặn cho hiệu quả bền vững Ảnh: TheFishsie 

Hệ lụy từ tăng trưởng

Hiện nay, ngành tôm đang được sử dụng để bảo tồn nguồn rừng ngập mặn quý giá của khu vực ĐBSCL. Ann Moey, Liên minh Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), báo cáo về sự hợp tác đằng sau những câu chuyện thành công bền vững của Đông Á. Kể từ những năm 1980, sự phát triển ngành nuôi tôm đã gây nguy hiểm cho rừng ngập mặn trên khắp thế giới. Tăng trưởng toàn cầu cũng làm gia tăng lượng khí thải carbon dioxide, tăng sự xói mòn bờ biển và bão dâng.

Trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã mất hầu hết rừng ngập mặn, chủ yếu là do sự phát triển của nghề nuôi tôm - một đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra 3,1 tỷ USD cho thu nhập xuất khẩu trong năm 2013. Việt Nam là nước dễ bị ảnh hưởng do mực nước biển dâng và sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở ĐBSCL. Rừng ngập mặn bảo vệ vùng ven biển chống lại sóng thần và bão dâng; đây cũng là những môi trường ươm các loại cá; cung cấp gỗ, mật ong, các sản phẩm khác; góp phần tăng sự phì nhiêu của đất. Rừng ngập mặn cũng cô lập carbon nhanh hơn các loại rừng khác.

Với chứng chỉ Naturland, người dân sẽ được Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cam kết bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường. Minh Phú là một trong những công ty xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới và là đối tác của dự án.

Vùng tập trung của dự án là Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên (Nhung Mien FMU) có tỷ lệ che phủ rừng trên 40%. Dự án đang hỗ trợ những hộ dân có tỷ lệ che phủ rừng 40%, để họ có thể tham gia chứng nhận với cam kết sẽ đạt tỷ lệ che phủ rừng 50% trong 5 năm. Dự án cũng hỗ trợ thành công Cà Mau trong việc thử nghiệm chi trả hệ thống dịch vụ hệ sinh thái (PES). Hệ thống này cung cấp sự khuyến khích để bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn bằng cách trả nông dân thêm 500.000 đồng (£ 17,77) mỗi ha rừng ngập mặn để cung cấp “dịch vụ hệ sinh thái”.

Nuôi tôm sinh thái

Bộ NN&PTNT đã chuẩn bị một quy định quốc gia về PES trong nuôi trồng thủy sản từ năm 2011. Đến cuối giai đoạn đầu của dự án, hơn 2.000 nông dân nuôi tôm đã được đào tạo (hoặc đào tạo lại) trong sản xuất tôm hữu cơ được chứng nhận. Trong số này, hơn 1.000 nông dân quản lý 7.000 ha rừng ngập mặn kết hợp đã ký kết hợp đồng để duy trì tỷ lệ che phủ rừng ngập mặn 50% trong trang trại và hơn 500 nông dân đã được chứng nhận sử dụng tiêu chuẩn hữu cơ Naturland. Giai đoạn đầu của dự án đã nhận được giải thưởng của tỉnh Cà Mau trong việc giúp địa phương đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. Dự án cũng đã đào tạo nông dân về vệ sinh cá nhân và quản lý chất thải và đồng tài trợ cho 1.000 bộ dụng cụ vệ sinh và trồng lại 80 ha rừng ngập mặn trong ao nuôi tôm, qua đó giúp hàng trăm nông dân đáp ứng được tiêu chuẩn Naturland.

Giai đoạn hai của dự án mới bắt đầu sẽ nhân rộng ở các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Dự án sẽ hỗ trợ 5.000 nông dân thực hiện nuôi ghép rừng ngập mặn, chủ yếu bằng cách khuyến khích tài chính (và hỗ trợ thực hiện các quy định về môi trường) để sản xuất tôm hữu cơ xuất khẩu. Dự án cũng sẽ thu hút các tổ chức quốc tế tham gia vào việc chứng nhận để phối hợp các vấn đề phá rừng vào tiêu chuẩn của Naturland.

Tỉnh Cà Mau có gần 100.000 ha rừng ngập mặn và chịu trách nhiệm về 1/2 sản lượng tôm của Việt Nam. Để giúp quy mô nuôi ngập mặn, dự án đã đàm phán với chính quyền tỉnh và các công ty chế biến tôm để đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho tôm sinh thái được chứng nhận. IUCN và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) đã hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Minh Phú. Được biết, Minh Phú hiện đã ký hợp đồng với 1.150 nông dân, quản lý 6.972 ha. Phân tích sự thay đổi độ che phủ của Viện Công nghệ Vũ trụ Hà Nội sử dụng hình ảnh vệ tinh cho thấy, diện tích rừng ngập mặn ở Nhung Miên, tỉnh Cà Mau tăng từ 39% lên 44% trong giai đoạn 2013 - 2015. Giám đốc điều hành của Minh Phú, ông Lê Văn Quang, đã cam kết mở rộng sang Bến Tre và Trà Vinh, để xây dựng một bờ biển hữu cơ đa dạng về sinh học, chống lại mực nước biển dâng cao. Theo đó, truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp nâng cao nhận thức về sự bền vững của ngành tôm và việc bảo tồn rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển đi đôi với nhau.

>> Khi chuyển từ mô hình nuôi tôm thâm canh sang mô hình rừng ngập mặn kết hợp, hoặc “nuôi ghép rừng ngập mặn”, nông dân có thể đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm bao gồm: tôm, cá, cua và nhuyễn thể. Sự kháng bệnh cũng tăng lên đồng thời làm giảm sự phụ thuộc của nông dân vào hóa chất. Trong năm 2014, chỉ có 1.300 hộ nuôi tôm đã được đào tạo và một số báo cáo thu nhập hàng năm tăng 60 - 70 triệu đồng (2.684 - 3.132 USD) lên 150 - 200 triệu đồng (6.711 - 8.948 USD) sau khi tham gia chương trình.


Có thể bạn quan tâm

Vẫn rập rình được mùa mất giá Vẫn rập rình được mùa mất giá

Giá cá tra thời gian qua tăng khá cao khiến nhiều người nông dân lại háo hức thả nuôi, nhưng theo cảnh báo từ các chuyên gia, không nên thả nuôi ồ ạt

26/04/2017
Cơ hội cho cá tra tại thị trường Trung Quốc Cơ hội cho cá tra tại thị trường Trung Quốc

Hiện đây cũng là thị trường lớn của cá tra Việt Nam. Với nhiều điểm tương đồng, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt.

26/04/2017
Giám sát bệnh để ổn định nuôi tôm Giám sát bệnh để ổn định nuôi tôm

Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam về vấn đề giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi, bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết

26/04/2017