Nuôi Rắn Mối Nghề Mới Dễ Kiếm Ra Tiền
Sau một thời gian dài nuôi heo bị thua lỗ, anh Nguyễn Văn Bé Sáu ở ấp Mỹ Nghĩa I (Mỹ Đức Tây, Cái Bè, Tiền Giang) chuyển qua nuôi rắn mối và đã thu được lợi nhuận khá hấp dẫn.
Sau khi tham quan và học hỏi những kỹ thuật cơ bản, anh Bé Sáu quyết định mua 350 con giống ở huyện Mỏ Cày, Bến Tre (trong đó 300 con cái và 50 con đực), với giá 12 ngàn đồng/con cái và 10 ngàn đồng/con đực về nuôi thử.
Tận dụng lại chuồng heo cũ, bên trong bỏ thêm tàu dừa, cây mục và gạch ống, anh vừa nuôi vừa gây thêm đàn bằng cách mướn người dân tại chỗ bắt thêm con giống từ ngoài thiên nhiên.
Thức ăn của rắn mối chủ yếu là tép, cơm trộn với cá biển và sâu bọ. Đến nay, đàn rắn mối của anh đã lên 1.500 con và lứa nuôi đầu tiên đã bắt đầu sinh sản.
Mới đây anh đã xuất bán được 35 kg cho thương lái ở Đồng Nai với giá 320.000 đồng/ký, thu về 11 triệu đồng. Anh cho biết: Mới nuôi lần đầu nhưng thấy rắn mối rất dễ nuôi, không bệnh tật gì nên hao hụt ít, thức ăn lại đơn giản, rẻ tiền.
Vốn là loài động vật hoang dã, trước nay rất ít người bắt để ăn thịt, nhưng giờ rắn mối trở thành món đặc sản ở không ít nhà hàng danh tiếng tại các thành phố lớn. Với người sành ăn thì thịt rắn mối không những thơm ngon, bổ dưỡng, còn có thể trị được bệnh hen suyễn. Do vậy, hiện tại thương lái thu mua rắn mối với giá cao, mở ra một nghề chăn nuôi mới, cho thu nhập khá cho nông dân trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ tìm nuôi những con đặc sản có “đầu ra” lớn, mỗi năm, anh Bùi Văn Hợp (ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
Ngày nào chúng ta còn tính chuyện bình quân đất đai, bình quân lương thực trên mỗi nhân khẩu là ngày ấy ta chưa thoát ra khỏi tư duy và hệ quả của nền kinh tế tiểu nông lạc hậu.
Theo VASEP, mới đây, trên trang Web: www.fis.com, Liên minh tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) đã có những ý kiến cho rằng, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang nước này không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.