Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang)

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.
Ông Trần Văn Hoàng (ấp Tây Bình) nuôi 15 con giống, chi phí ban đầu khoảng 5,5 triệu đồng. Sau 10 tháng, rắn đẻ 70 trứng và ấp nở, ông bán con giống với giá từ 200 đến 300 ngàn đồng/con, thu về gần 21 triệu đồng. Nhờ có đầu ra tốt, xã khuyến khích mở rộng mô hình với tổng số 52 hộ nuôi. Mô hình nuôi rắn hổ hèo được học tập từ xã Phú Long (Phú Tân) và đưa vào áp dụng thí điểm cho thành viên ban ấp, Hội Nông dân và nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi năm 2011, sau đó nhân rộng ra.
Có thể bạn quan tâm

Mãng cầu ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) được coi là trái cây đặc sản vì mùi vị thơm ngon. Một số vườn mãng cầu của huyện từng đạt giải trái ngon, giống tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, diện tích mãng cầu giảm hơn 2/3.

Gia đình chị Phan Thị Thùy (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) giờ đây đã có cơ ngơi khang trang nhờ nuôi gà siêu trứng, với thu nhập 150 triệu đồng/năm.

Nuôi cá lồng trên sông đã được thực hiện ở nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Bắc Ninh, phương pháp này có nhiều ưu điểm so với nuôi trong mặt ao, đặc biệt là ở chất lượng thịt cá. Điều kiện nuôi cá lồng là vùng nước tĩnh, những khúc quanh và không ảnh hưởng tới giao thông đường thủy.