“Nuôi Ốc Hương Trên Bể Trải Bạt” Đem Lại Giá Trị Kinh Tế Cao Phù Hợp Với Lợi Thế Vùng Ven Biển Ở Cần Thạnh (TP. HCM)
Ốc hương hiện là đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu cao. Với đặc trưng là dinh dưỡng cao, giòn, mềm và hương thơm tự nhiên nên nhu cầu thị trường rất ưa chuộng. Sản lượng ốc hương cả nước ước đạt 3.000 – 4.000 tấn/năm. Nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức và ngày càng cạn kiệt.
Nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi mới, chuyển giao những tiến bộ KHKT đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân phù hợp với lợi thế vùng ven biển Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ; Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã xây dựng mô hình “Nuôi Ốc Hương trên bể trải bạt” với quy mô 600 m2/2 hộ, thời gian thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 04/2013, mật độ 150 con/m2, kích cở giống 0.5 g/con (2.000 con/kg), số lượng giống là 90.000 con với giá 500 đ/con.
Kết quả, sau 04 tháng nuôi tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng ốc 4 tháng tuổi đạt 8,3 g/con, hệ số thức ăn đạt 2,1 kg cá tạp/1 kg ốc, sản lượng ước thu 670 kg với giá bán hiện nay là 240.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu được hơn 73 triệu đồng.
Ông Lê Văn Thanh – hộ tham gia mô hình cho biết: Đây là mô hình mới nên lúc đầu còn e ngại do chưa nắm kỹ thuật, nhưng bản thân tâm niệm đã tham gia thì phải có trách nhiệm cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật, đến nay tôi đã có nhiều kinh nghiệm nuôi và mô hình đạt lợi nhuận cao, đem lại kinh tế cho gia đình. Với đầu ra ổn định tôi an tâm mở rộng ao bằng nhiều cách như trải bạt, ao đất, ximăng để có thể so sánh cách nuôi nào đạt hiệu quả hơn và nhận thấy độ mặn của nước ở Thị trấn Cần Thạnh này đạt độ mặn 25 – 34 phần ngàn phù hợp với sự phát triển của con ốc hương.
Theo ông Trần Văn Chuyên – UBND TT Cần Thạnh cũng là một trong 20 hộ nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ chia sẻ: Với chi phí là 500 triệu, tôi thu được 1,3 tỷ. Tôi thấy nuôi nhiều lợi nhuận mới cao bởi công chăm sóc cho nuôi ít cũng như nuôi nhiều. Tham quan mô hình của ông Thanh tôi thấy khả quan và cũng rất phấn khởi cho ổng, cái khó chủ yếu của ốc hương là tỷ lệ hao hụt giống cao.
Phát biểu tại buổi lượng giá Ông Võ Ngọc Anh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh: kết quả đạt được của mô hình là rất khả quan vì đây là mô hình mới mà bà con nông dân ở 2 Cần Thạnh và Long Hòa, huyện Cần Giờ đang phát triển. Cơ quan Khuyến nông tiếp tục xác định quy trình nuôi phù hợp sao cho đem lại hiệu quả nhất. Con giống hiện đã có cơ sở tại địa phương sản xuất nên thuần, ít vận chuyển tránh hao hụt, nguồn thức ăn dồi dào và chủ động, đầu ra ổn định rất thích hợp cho người dân mở rộng quy mô. Tuy nhiên chúng ta cần lường trước khi khả năng nhân rộng nhiều thì ảnh hưởng như thế nào đến thị trường, quản lý môi trường và kiểm soát nguồn dịch bệnh con giống.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.
Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã biết hạn chế sử dụng thuốc hóa học, chuyển sang hướng sinh học có lợi hơn cho môi trường. Họ đã không ngại khó, chủ động nuôi nấm xanh để phòng trừ rầy nâu trên lúa, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất.
Những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương (Thái Bình) ngày càng phát triển với nhiều đối tượng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến ba ba. Nhờ mạnh dạn đưa ba ba vào nuôi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.