Nuôi Ốc Hương "Một Vốn - Ba Lời"

Theo tính toán của người dân, cứ 1 kg (khoảng 1 vạn con) ốc hương giống nuôi trong một lồng (diện tích 3x4 m), sau 5 tháng sẽ cho 80-100 kg ốc thương phẩm, chi phí tính gộp chưa đến 4,5 triệu đồng. Với giá 145.000 đồng/kg ốc hương như hiện nay, đầu tư một sẽ thu lại ba.
Đó là tính vụ đầu, còn những vụ sau, số lãi còn sẽ tăng cao hơn do không phải đầu tư tiền lồng và một số phương tiện nuôi khác. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi có nhu cầu ốc hương khá cao.
Hiện, xã Xuân Tự (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) là nơi nuôi ốc hương nhiều nhất nước. Toàn xã có khoảng 500 lồng nuôi, ước đạt sản lượng khoảng 100 tấn ốc thương phẩm. Ở tỉnh Phú Yên, ốc hương mới được nuôi thí điểm giữa năm nay tại thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam (huyện Tuy Hòa) với 6 hộ nuôi, tổng số lượng trên 20 vạn con ốc giống. Tại huyện Sông Cầu, một số người dân ở các vùng Hòa Lợi, Vũng Chào cũng nuôi loại ốc này vụ đầu tiên
Tuy nhiên, một khó khăn cho nghề nuôi ốc hương là thị trường xuất khẩu ốc hương còn giới hạn, chủ yếu là Trung Quốc; còn Đài Loan và Nhật thì tiêu thụ không nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình đang được thực hiện với 50ha gieo cấy giống lúa Nàng Xuân và 1,5ha gieo cấy giống lúa nếp Lang Liêu tại 2 xã Tư Mại và Thắng Cương. Qua tham quan đầu bờ, các đại biểu đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của 2 giống lúa này so với giống đối chứng Khang dân 18 như thời gian sinh trưởng tương đương với Khang dân, khả năng kháng bệnh khá, chống đổ tốt và hiệu quả kinh tế cao

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.