Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm

Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm
Tác giả: 
Ngày đăng: 18/06/2013

Ở thôn Vinh Đức, xã Đức Minh (Đăk Mil, Đăk Nông) có anh Nguyễn Quốc Khánh thu nhập mỗi năm trên 2 tỷ đồng từ nuôi nhím.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại được xây dựng kiên cố với diện tích 700m2, nuôi khoảng 400 con giống. Đàn nhím của anh luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Anh tâm sự, trước kia gia đình cũng khó khăn, chăn nuôi, trồng đủ thứ cây nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên năm 2004, trong những lần đi tham quan các mô hình chăn nuôi anh Khánh thấy nuôi nhím cũng không phức tạp, giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ rộng rãi. Do vậy, anh quyết định học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ở những người đi trước.

Sau một thời gian “tầm sư học đạo”, anh mạnh dạn đầu tư nuôi nhím. Lúc đầu, anh Khánh nuôi thử nghiệm 10 con giống. Đàn nhím của anh phát triển, sinh trưởng nhanh. Thấy vậy, gia đình anh mở rộng quy mô đàn và đến năm 2006, đàn nhím của gia đình anh lên đến 50 con.

Anh cho biết, nhím là một loài vật gặm nhấm, sống hoang dã, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đa dạng, chi phí nuôi không lớn, chủ yếu là tiền mua con giống. Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước. Giữ yên tĩnh, tránh ồn ào, tránh gần đường qua lại, cuối hướng gió. Về con giống nên mua tại các cơ sở nuôi nhím uy tín. Giống đẻ sớm, mắn, tỷ lệ sống cao, lớn nhanh, thịt ngon, tiêu thụ thức ăn ít. Các đặc điểm trên bao giờ cũng do bản chất di truyền và trình độ nuôi dưỡng của người chăn nuôi tạo nên.

Nhím là động vật ăn tạp, thức ăn là tất cả những loại rau, củ như quả bí ngô, bắp, các loại đậu... Mỗi ngày chỉ cần cho nhím ăn đầy đủ hai bữa khoảng 1 kg rau củ, quả vào các giờ nhất định. Chú ý, buổi sáng cho nhím ăn các loại rau, củ như chuối, su hào, cải bắp, cà rốt, su su… và buổi tối cho ăn các loại thức ăn tinh như ngô, đậu. Việc cho nhím uống nước nhất thiết phải là nước sạch để tránh nhiễm bệnh, chậm lớn. Ngoài ra, vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày nhằm giúp cho nhím khỏe mạnh. Vào mùa hè thì cần tắm cho nhím, định kỳ quét vôi và phun thuốc diệt khuẩn khu vực chuồng trại.

Thông thường, nhím hay mắc bệnh về đường tiêu hóa, bại liệt, giun. Tuy nhiên, cách chữa trị các bệnh này cũng rất đơn giản, nếu nhím bị bệnh bại liệt thì cho nhím ăn đá canxi, còn bệnh về đường tiêu hóa thì chỉ cần cho chúng ăn ổi xanh hoặc mít xanh là khỏi…Sau nhiều năm nuôi nhím có hiệu quả, nhà anh Khánh là địa chỉ quen thuộc của bà con đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Chăn Nuôi Gia Súc Ở Pác Nặm Phát Triển Chăn Nuôi Gia Súc Ở Pác Nặm

Trong những năm qua, huyện Pác Nặm luôn xác định phát triển chăn nuôi là một trong những hướng đi quan trọng giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và thực tế đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, công tác phát triển chăn nuôi hiện nay ở Pác Nặm còn gặp nhiều khó khăn, cần có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy hơn nữa.

18/06/2013
Triển Khai Thực Hiện Thí Điểm Bảo Hiểm Tôm Nuôi Năm 2013 Triển Khai Thực Hiện Thí Điểm Bảo Hiểm Tôm Nuôi Năm 2013

Ngày 22/5/2013, Ban chỉ đạo thí điểm bảo hiểm tôm nuôi tỉnh Bạc Liêu (Ban chỉ đạo tỉnh) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 trên địa bàn.

18/06/2013
Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa

Để thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 120 ha tôm he chân trắng vụ xuân - hè năm 2013 theo kế hoạch, các chủ ao đầm trong tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu 250 triệu con giống tôm sú và 190 triệu con giống tôm he chân trắng.

18/06/2013