Giá / Tin nông nghiệp

Nuôi lợn nái đen, vùng biên thoát nghèo

Nuôi lợn nái đen, vùng biên thoát nghèo
Tác giả: Cảnh Thắng
Ngày đăng: 01/03/2017

Mô hình chăn nuôi lợn nái đen sinh sản do Hội Nông dân tỉnh Nghệ An và Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai thực hiện hơn 2 năm qua tại 18 đồn biên phòng vùng biên giới phía Tây đã giúp nhiều hộ đồng bào nghèo, cận nghèo vươn lên trong sản xuất, cải thiện đời sống…

Trong ảnh:  Ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An trao lợn giống cho các hộ nghèo vùng biên giới. Ảnh: C.T

Đề án trúng và đúng ý dân

Mục tiêu của đề án là đến năm 2018 sẽ hoàn thành 18 cơ sở chăn nuôi lợn nái địa phương tại 18 đồn biên phòng. Mỗi cơ sở đảm bảo có 160-180 con lợn nái, sản xuất được 2.800 – 3.000 con lợn giống để cung cấp cho 900 – 1.000 hộ nông dân nghèo và cận nghèo xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt...”. Ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An

Sau khi khảo sát và tìm hiểu cuộc sống bà con các huyện vùng biên giới trong tỉnh, ngày 15.7.2015, UBND tỉnh Nghệ An đã xây dựng và ban hành đề án 3303 về việc “Xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn địa phương nhằm cung cấp con giống cho bà con nhân dân khu vực biên giới phía Tây của tỉnh giai đoạn 2015-2018”.

Đề án giao Hội ND tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An xây dựng cơ sở chăn nuôi tại 18 đồn Biên phòng dọc tuyến biên giới phía Tây của tỉnh. Đề án thực hiện từ năm 2015-2018. Con giống từ cơ sở chăn nuôi lợn nái đen sinh sản tại 18 đồn Biên phòng sẽ được Hội ND và lực lượng biên phòng cung cấp cho các hộ đồng bào vùng biên để phát triển chăn nuôi, giảm nghèo, làm giàu.

UBND tỉnh Nghệ An giao Hội ND tỉnh làm chủ đầu tư của đề án, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh là đơn vị trực tiếp thực hiện với tổng kinh phí ban đầu là 5,5 tỷ đồng. Từ tháng 10.2015, cơ quan thực hiện đề án đã tiến hành xây dựng cơ sở chăn nuôi “điểm” tại 3 đồn biên phòng Nậm Càn (Kỳ Sơn), Môn Sơn (Con Cuông) và Phúc Sơn (Anh Sơn). Năm 2016 tiếp tục xây dựng chuồng trại tại 5 đồn biên phòng Mỹ Lý, Na Loi, Keng Đu, Na Ngoi (Kỳ Sơn) và Thanh Thủy (Thanh Chương). Việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi lợn nái đen sinh sản sẽ tiếp tục được thực hiện tại các đồn biên phòng khác.

Biên giới vững bền

Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương) 1 trong 8 cơ sở chăn nuôi, sản xuất lợn giống đầu tiên của BĐBP. Chuồng trại chăn nuôi nằm trong “khu sản xuất tăng gia” của đơn vị được xây dựng kiên cố, thoáng mát, vệ sinh môi trường được đảm bảo. Thiếu tá Nguyễn Thành Trung - Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy cho biết, theo đề án, đơn vị được cung cấp kinh phí 300 triệu đồng. Đơn vị đã triển khai xây dựng chuồng trại, hầm khí Biogas và tuyển chọn 15 con lợn nái đen sinh sản địa phương. Số lợn nái giống đã sinh sản và đơn vị đã tiến hành cung cấp 22 con lợn giống cho các hộ nghèo ở địa phương. “Dự kiến trong năm 2017, đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo lợn giống, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn…” - Thiếu tá Nguyễn Thành Trung khẳng định.

Hộ nông dân nghèo xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương đón nhận lợn giống từ cơ sở nuôi lợn nái đen của bộ đội biên phòng. Ảnh: C.T

Gia đình ông Nguyễn Văn Yên, thôn Khe Mừ, xã Thanh Thủy (Thanh Chương) là 1 trong những hộ nghèo được nhận lợn giống của đề án. Ông Yên phấn khởi chia sẻ: “Được nhận lợn giống, được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ xây chuồng trại, gia đình tôi rất phấn khởi. Ai cũng nhủ lòng phải gắng sức chăn nuôi, phát triển mô hình với mong muốn sớm thoát nghèo”.

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Hữu Nhị - Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An khẳng định: “Việc trao tặng lợn giống cho các hộ nghèo, cận nghèo nhằm tạo sinh kế, tạo động lực cho bà con nông dân vùng biên giới vươn lên trong sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần tham gia công tác giảm nghèo bền vững nông thôn”. 


Có thể bạn quan tâm

Trái cây Việt 'một đổi một' với trái cây Mỹ Trái cây Việt 'một đổi một' với trái cây Mỹ

Cánh cửa thị trường khó tính nhất thế giới là Mỹ đã mở cho trái cây Việt nhưng chọn sản phẩm nào để xuất khẩu vào thị trường này là bài toán khó.

01/03/2017
Nhà nông sáng tạo Ðỗ Ðình Hòa Nhà nông sáng tạo Ðỗ Ðình Hòa

Ông là Ðỗ Ðình Hòa (54 tuổi) ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận (Tây Sơn), người vừa được Bộ NN&PTNT tôn vinh nông dân có sáng kiến, sáng chế tiêu biểu năm 2016.

01/03/2017
Thấp thỏm trước vụ tiêu mới Thấp thỏm trước vụ tiêu mới

Giá hồ tiêu tại Tây Nguyên đã giảm khá mạnh so với năm ngoái. Một số diện tích tiêu đang bị chết hàng loạt do hạn hán và sâu bệnh..., khiến bà con vừa lo lắng,

01/03/2017