Nuôi Kỳ Đà Kinh Tế Ở Bến Tre
Anh Nguyễn Tấn Khanh, ngụ ở ấp 3 - xã Bình Thới (Bình Đại - Bến Tre) là nhân viên quản lý cửa hàng Quang Minh - chuyên cung cấp thức ăn và thuốc nuôi trồng thủy sản. Tuy bộn bề công việc nhưng với sự nhạy bén, chịu khó học hỏi, anh đã mạnh dạn đầu tư trên 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua kỳ đà giống về nuôi.
Đầu năm 2010, sau khi đi nhiều nơi tìm hiểu, anh Khanh biết kỳ đà là một loại động vật hoang dã, dễ nuôi, ít bị bệnh, thịt ngon và bổ, thị trường ưa chuộng mạnh. Tuy nhiên, việc nuôi kỳ đà ở xã Bình Thới cũng như cả huyện Bình Đại chưa được người dân quan tâm. Anh Khanh đã dành ra 200m2 đất làm chuồng rồi lên tận Đắk Nông mua 300 con kỳ đà giống về nuôi, mỗi con có trọng lượng từ 800g - 1,2kg, giá 300.000 đồng/kg.
Anh Khanh cho biết: Nuôi kỳ đà không khó, vì nó rất thích bóng tối nên chỉ cần tráng nền xi-măng, xây tường bao bọc và rào bằng lưới sắt xung quanh, phủ thêm lá dừa nước tạo bóng tối; đồng thời tạo ra các hang bằng các viên ngói, gạch, ống nước, hồ nước lớn, nhỏ để làm nơi trú ẩn cho kỳ đà. Hàng ngày, vệ sinh chuồng 1 lần và cho ăn 1 lần vào lúc 11 giờ trưa. Thức ăn chủ yếu là phổi heo và các loại cá tạp. Kỳ đà nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì khoảng 4 tháng đạt trọng lượng 2 - 4kg/con, lúc này kỳ đà cái đã bắt đầu sinh sản, bình quân mỗi con đẻ từ 10 - 12 trứng/đêm, cá biệt có con đẻ từ 16-18 trứng/đêm. Sau hơn 1 năm nuôi, mỗi con kỳ đà có trọng lượng 800g - 1,2kg đã tăng trọng, cân nặng từ 9 - 13kg.
Anh Khanh cho biết: Hiện có nhiều người hỏi mua kỳ đà thịt nhưng tôi không bán. Hướng tới, tôi sẽ nhân giống kỳ đà, đầu tư kinh phí mở lò ấp trứng để cung cấp kỳ đà giống cho thị trường. Kỳ đà không nằm trong danh mục cấm khai thác, buôn bán nhưng việc nuôi và kinh doanh kỳ đà phải có giấy chứng nhận đăng ký với Hạt Kiểm Lâm địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.
Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.