Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân

Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân
Tác giả: 
Ngày đăng: 14/06/2013

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

Trang trại nuôi heo rừng sinh sản của đôi vợ chồng trẻ Đoàn Thị Thanh Hải và Võ Ngọc Thương ở thôn 2, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước có diện tích khá khiêm tốn, chỉ gần 200 m2. Hiện đàn heo rừng của gia đình có 15 con nái sinh sản và 50 con con, đó là kết quả lứa đầu tiên sau gần một năm bỏ công chăm sóc vất vả của gia đình. Anh Thương cho biết: khi vợ chồng anh bắt tay vào làm mô hình này không ít người cho rằng đây là một việc làm khá táo bạo và tỏ ra e ngại về mức độ thành công.

Nhưng hiệu quả kinh tế ban đầu đầy hứa hẹn đã hé mở hướng đi mới trong cách làm ăn của gia đình cũng như người dân địa phương. Ông Phạm Thanh Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Lộc, Tiên Phước, cho biết: Mô hình nuôi heo rừng sinh sản của vợ chồng anh Thương được xem là một bước phát triển chăn nuôi đột phá thay đổi tư duy nuôi – trồng của người dân địa phương. Sắp tới đây, địa phương sẽ tích cực nhân rộng mô hình này đến những hộ dân trong xã.

Với quyết tâm tìm kiếm một mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo, cả hai vợ chồng đã nghiên cứu nhiều sách báo, tài liệu, tham khảo từ nhiều mô hình kinh tế khác nhau và cuối cùng đã chọn mô hình nuôi heo rừng sinh sản. Giống heo rừng hiện tại được hai vợ chồng anh Thương lặn lội ra tận Huế mua về. Thông qua các nguồn vốn vay và với sự quyết tâm làm kinh tế, hai vợ chồng còn trồng thêm 4 ha rừng keo, quế và các loài cây ăn quả, đồng thời chăn nuôi gần 300 con gia cầm. Theo tính toán của chị Hải, một con heo nái sinh sản mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa được khoảng 6 con.

Với 50 con heo con giống và mỗi con theo giá thị trường hiện nay dao động từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng thì thu nhập của gia đình trên 100 triệu đồng/lứa. Như vậy mỗi năm thu nhập của gia đình từ heo giống ít nhất là 200 triệu đồng. Chị Hải cho biết thêm, heo rừng là giống dễ nuôi, sức đề kháng bệnh và chống chịu với môi trường khá tốt, thức ăn lại đơn giản và dễ kiếm như rau lang, sắn, ngô, và các loại rau, củ khác. Đối với những hộ chưa có vốn đầu tư lớn vẫn có thể nuôi với quy mô nhỏ vừa tranh thủ được thời gian lao động nhàn rỗi, vừa mang lại hiệu quả kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

14/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

14/06/2013
Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

14/06/2013