Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Sao

Nuôi Gà Sao
Tác giả: 
Ngày đăng: 22/07/2013

Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.

Vì vậy, giá gà sao luôn luôn cao hơn các loại gà khác. Nuôi nó không khó. Gà sao có sức đề kháng cao, thích nghi rộng và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng nuôi được gà sao vì nó có những đặc tính khác các loại gà nuôi khác.

Điều đầu tiên phải lưu ý bà con là đặc tính thích kêu của gà sao. Bọn này rất ồn ào. Nó không ngủ ban ngày như các loài gà khác. Nó vận động liên tục và luôn luôn kêu. Vì vậy, ta không nên bố trí nuôi gà sao trong hoặc gần nơi dân cư. Phải tìm một chỗ xa xa, trên gò đồi hoặc ở ngoài làng mới nên xây trại nuôi gà sao.

Điều thứ hai cần lưu ý là lũ gà này bay rất giỏi. Nó có thể bay cao lên tới 10m. Vì vậy, khu nuôi chúng phải có lưới chắn bên trên hoặc cắt bớt cánh của chúng đi. Gà sao rất khó phân biệt trống mái. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, nó giống hệt nhau về ngoại hình.

Nhìn đàn gà sao, ta không thể biết được đâu là con trống, đâu là con mái. Nó chỉ khác nhau ở tiếng kêu: Con trống kêu 1 tiếng, con mái kêu 2 tiếng. Gà sao rất nhút nhát và dễ hoảng loạn. Hễ có tiếng động mạnh hoặc người lạ xuất hiện là chúng bỏ chạy hỗn loạn, vừa chạy vừa kêu rầm trời.

Ban đêm chúng càng cảnh giác. Nếu không có đèn là nhiều khi có một tín hiệu lạ là chúng hét lên và chạy chồng đống lên nhau. Tính bầy đàn của nó rất cao.

Gà sao rất thích tắm nắng. Khoảng 9-11 giờ trưa hoặc 3-4 giờ chiều, chúng thường kéo ra tắm nắng. Mỗi con bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình vào đó. Nó vùi cát lên người rồi nằm phơi nắng say sưa. Cần lưu ý, nó hay mổ các vật lạ. Những sợi dây nylon, que nhỏ, cát, đá nhỏ, đinh con… nó thường mổ luôn, gây tổn thương.

Vì vậy, trong chỗ nuôi cần dọn sạch sẽ, tránh để vương vãi những vật lạ.Ta không cần làm chuồng kiên cố, chủ yếu là chỗ để tránh mưa, tránh nắng cho chúng. Bên trong, ta bắc thêm một số thanh ngang để gà đậu. Nên bố trí sân chơi rộng rãi.

Gà sao rất thích vận động. Phải có lưới che bên trên để tránh gà bay ra. Thức ăn cho gà sao giống như thức ăn cho các loại gà khác. Thậm chí, sau một tháng là ta có thể chỉ cho chúng ăn cám gạo, rau, bèo, ngô xay… là cũng được rồi. Nên tổ chức nuôi gà sao theo hình thức bán công nghiệp thì phù hợp hơn với các tập tính của nó. Điều quan trọng nhất chính lại là nước uống.

Ta luôn lo đủ nước uống cho gà. Gà sao có thể nhịn đói nhưng không thể nhịn khát! Nước là yếu tố quan trọng nhất! Nuôi chúng khoảng 3 tháng là đạt được 1,3-1,4kg/con. Lúc này đã bán được rồi. Gà sao đẻ ít trứng hơn gà khác. Mỗi năm nó đẻ chừng 80-100 quả. Gà có thể tự ấp nhưng nuôi con kém. Vì vậy, khâu này ta nên hỗ trợ.

Ai có điều kiện nên nuôi gà sao!


Có thể bạn quan tâm

Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn Khẳng Định Thương Hiệu Rau An Toàn

Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhưng gần 100 hộ dân tham gia HTX Sản xuất và kinh doanh rau an toàn ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) vẫn kiên trì theo đuổi và từng bước khẳng định được thương hiệu rau an toàn của địa phương mình.

22/07/2013
Đổi Thay Ở Đồng Giàn Đổi Thay Ở Đồng Giàn

Thôn Đồng Giàn, xã Đội Bình (Yên Sơn) là thôn thuần nông, có hơn 95% dân số là người dân tộc Cao Lan. Trước năm 1999, thôn có số hộ nghèo nhiều nhất xã với hơn 55% tổng số hộ. Hơn 10 năm qua, bà con đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành, đa nghề. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

22/07/2013
Ớt Xuất Khẩu Đạt 76 Tạ/ha Ớt Xuất Khẩu Đạt 76 Tạ/ha

Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.

22/07/2013