Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.
Ruộng nuôi cua được chuẩn bị có bờ bao xung quanh và được rào kỹ bằng cao su để tránh cua di chuyển ra ngoài. Trong ruộng nuôi trồng nhiều rau muống, thả lục bình hoặc tàu dừa và giữ mực nước phù hợp để cua có nơi trú ẩn và phát triển thuận lợi. Hàng ngày theo dõi, quan sát xung quanh ruộng nuôi đề kịp thời phát hiện những nơi rò rỉ, những chỗ cao su bị rách, từ đó có hướng khắc phục kịp thời để cua không bị thất thoát ra bên ngoài. Định kỳ từ khoảng 5 ngày cho cua ăn một lần bằng khoai mì, ngoài ra có thể cho cua ăn thêm cám.
Theo kinh nghiệm của nhiều nông dân thì để nuôi đạt hiệu quả cần mua cua giống cỡ lớn và cứng vỏ, bên cạnh đó cần thả nuôi tập trung trong thời điểm từ tháng tám đến giữa tháng chín âm lịch. Không nên thả giống kéo dài để tránh có quá nhiều lứa cua trong ruộng, dễ dẫn đến cua tấn công trong lúc lột xác, làm hao hụt lớn.
Hiện nay tại các ruộng nuôi, cua đang phát triển thuận lợi và hầu hết các hộ nuôi đều nhận định tình hình sẽ khả quan hơn so với năm 2011. Được biết các ruộng nuôi cua năm nay sẽ được thu hoạch vào giữa tháng 12 âm lịch hoặc tháng giêng năm 2013 vì theo nông dân thời điểm đó cua có giá cao nên sẽ đạt được hiệu quả khả quan.
Thiết nghĩ, hiện nay nhu cầu về cua đồng trên thị trường khá lớn và giá cua khá cao nên nuôi cua đồng là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao nên nông dân có thể nghiên cứu học tập kinh nghiệm để đầu tư thực hiện trong mùa lũ năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

Dịch bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện, gây thiệt hại cho người nuôi ngay từ đầu vụ tôm xuân hè 2013. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch lại gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dịch bệnh có thể lan ra diện rộng. Phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh về vấn đề này.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết: Trước tình hình nuôi tôm sú gặp khó khăn do ảnh hưởng của hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng… vụ tôm 2013 nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng.