Giá / Tin thủy sản

Nuôi cá kình trong ao lót bạt vùng bãi ngang cho hiệu quả cao

Nuôi cá kình trong ao lót bạt vùng bãi ngang cho hiệu quả cao
Tác giả: Phan Việt Toàn
Ngày đăng: 29/07/2024

Sau 3 tháng nuôi, cá kình trong mô hình đạt cỡ 20 con/kg, bán giá 170 nghìn đồng/kg, lợi nhuận 167 triệu đồng/0,3ha, tương đương hơn 550 triệu đồng/ha/vụ.

Nhằm xây dựng mô hình nuôi các đối tượng mới, xen canh các loài cá mặn lợ có giá trị trên diện tích ao nuôi thủy sản bỏ hoang, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng mô hình nuôi cá kình trong ao lót bạt ở vùng bãi ngang tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong. Vừa qua, Trung tâm đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình.

Mô hình thực hiện với quy mô nuôi 3.000m2, mật độ thả 35 con/m2. Triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã hỗ trợ 50% kinh phí con giống, thức ăn công nghiệp và chế phẩm sinh học, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm luôn theo sát chỉ đạo hộ thực hiện mô hình thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật.

Sau 3 tháng thả nuôi, kích cỡ cá kình trong mô hình bình quân đạt 20 con/kg, tỷ lệ sống ước đạt 60%. Hiện cá kình được thu mua với giá cao (170.000đ/kg cho kích cỡ 20 con/kg). Với sản lượng ước thu hoạch được và hạch toán chi phí đầu tư trong thời gian nuôi, hộ tham gia mô hình thu được lợi nhuận 167 triệu đồng/0,3ha sau 3 tháng nuôi, tương đương lợi nhuận cho 1ha là trên 550 triệu đồng/vụ. Qua đó cho thấy, đây là đối tượng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người nuôi.

Cá kình hiện được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán cao (170 nghìn đồng/kg). Ảnh: Việt Toàn.

Từ hiệu quả mô hình, đã khẳng định cá kình là đối tượng nuôi phù hợp có thể đưa vào nuôi trong ao lót bạt thay cho tôm hoặc có thể luân canh, xen canh qua các vụ nuôi, góp phần thay đổi nhận thức, tập quán, phương thức sản xuất của người nuôi. Đồng thời đa dạng hóa đối tượng nuôi nước mặn lợ tại các vùng nuôi tôm kém hiệu quả ở các vùng bãi ngang ven biển, tận dụng được diện tích mặt nước ao hồ bỏ hoang, hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, đảm bảo tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

Thông qua mô hình, sẽ nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi, thay đổi cách nhìn của người dân trong quá trình lựa chọn hình thức và đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương. Người nuôi yên tâm bám đất, bám ao, không bỏ hoang ao nuôi, đẩy mạnh nghề nuôi trồng thủy sản bền vững. 


Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát tảo trong ao nuôi trồng thủy sản Kiểm soát tảo trong ao nuôi trồng thủy sản

Tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và giữ vai trò như hệ thống lọc sinh học vô cùng quan trọng giúp cân bằng các yếu tố môi trường.

29/07/2024
Bangladesh đẩy mạnh nuôi tôm càng xanh Bangladesh đẩy mạnh nuôi tôm càng xanh

Mặc dù nghề nuôi tôm sú vẫn đang chiếm ưu thế tại Satkhira, địa phương ở ven biển phía Nam Bangladesh, nhưng tôm càng xanh lại ngày càng được quan tâm.

29/07/2024
Nuôi tôm trên ruộng lúa nhiễm mặn Nuôi tôm trên ruộng lúa nhiễm mặn

Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh thí điểm thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đất trồng lúa bị nhiễm mặn, phèn mở ra hướng đi mới.

29/07/2024