Giá / Mô hình kinh tế

Nuôi Bồ Câu “Làm Chơi Ăn Thiệt”

Nuôi Bồ Câu “Làm Chơi Ăn Thiệt”
Tác giả: 
Ngày đăng: 22/07/2013

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.

Quy trình nuôi bồ câu đơn giản, chi phí đầu tư không nhiều, nhu cầu thị trường lớn nên hiệu quả kinh tế khá cao.

Đi đầu trong phong trào nuôi chim bồ câu ở Mỹ Chánh là ông Trần Văn Bình, anh Trần Văn Công ở ấp Giồng Trôm cách đây gần hai năm. Anh Trần Văn Công cho biết, mỗi ngày anh dành khoảng 01 giờ đồng hồ chăm sóc chuồng bồ câu khoảng 50 cặp, như vệ sinh chuồng trại, cho ăn 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, kiểm tra nước uống để đảm bảo đầy đủ và sạch sẽ, theo dõi bồ câu có cùng chu kỳ sinh sản để tiện thu hoạch những cặp bồ câu ra ràng cùng lúc.

Trước nhu cầu tiêu thụ bồ câu ra ràng cung cấp cho nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và chuyển đi thành phố Hồ Chí Minh, nông dân Mỹ Chánh chủ yếu nuôi bồ câu sinh sản, bình quân nuôi 100 cặp bồ câu, mỗi tháng thu hoạch từ 80 - 100 cặp bồ câu ra ràng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận 04 - 4,3 triệu đồng/tháng.

Theo anh Trần Văn Công, nếu nuôi từ 100 cặp bồ câu trở lên, thì nên nuôi thêm khoảng 30 con gà để tận dụng thức ăn thừa của bồ câu, sau thời gian 03 tháng sẽ thu hoạch thêm 30kg gà thịt; mỗi tháng sẽ thu thêm nguồn lợi nhuận từ 05 triệu đồng trở lên từ nghề phụ này.

Bồ câu được nông dân chọn nuôi là bồ câu giống Pháp, bồ câu siêu thịt giai đoạn sinh sản ở tỉnh Tiền Giang. Bồ câu sinh sản, khoảng 05 tháng tuổi, giá từ 350.000 - 400.000 đồng/cặp, mua về nuôi công nghiệp, đẻ trứng ấp nở con, bán bồ câu ra ràng (khoảng từ 12-15 ngày tuổi, cân nặng từ 300 - 400 gram), giá từ 60.000 - 90.000 đồng/cặp.

Chi phí đầu tư nuôi bồ câu sinh sản không quá cao. Chuồng trại, có thể sử dụng cây tre thay cho các loại gỗ khác, đóng chuồng theo kích thước thả nuôi từ 06 - 08 con/m2, chú ý nền chuồng phải bao lưới kẽm, tránh tình trạng bồ câu bị lọt chân, dẫn đến bị thương hoặc chết. Trong chuồng bố trí ổ đẻ, phía ngoài cặp theo chuồng là máng đựng thức ăn, máng chứa nước uống.

Thức ăn cho bồ câu là gạo lức, thức ăn hỗn hợp dành cho gà. Bình quân 20 cặp bồ câu sinh sản ăn khoảng 800 gram gạo lức pha trộn với 800 gram thức ăn/ngày (khoảng 18.000 đồng).

Mỗi tháng bồ câu sinh sản một lần, mỗi lần đẻ 02 trứng; thời gian sinh sản của bồ câu giống khoảng 05 năm.


Có thể bạn quan tâm

Con Tôm Càng Xanh Ngày Càng Tăng Giá Trị Con Tôm Càng Xanh Ngày Càng Tăng Giá Trị

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.

22/07/2013
Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn Làm Giàu Từ Chồn Hương Và Cà Phê Chồn

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

22/07/2013
Bền Bỉ Với Con Tôm Sú Bền Bỉ Với Con Tôm Sú

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

22/07/2013