Nông Dân Trúng Đậm Tôm Càng Xanh

Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh ở các huyện Tam Nông, Lấp Vò… thắng lớn. Với gần 1.500ha tôm càng xanh được thả nuôi trên ruộng lúa, năng suất đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, những nơi trúng đạt 1,8 tấn/ha. Giá tôm loại 1 được thương lái mua 270.000 đồng/kg; loại 2 từ 240.000 - 245.000 đồng/kg… bình quân người nuôi lời từ 60 - 100 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua.
Tại An Giang, nhờ giá tôm càng xanh năm nay tăng cao so với năm 2010 từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, nên hầu hết các hộ nuôi trúng đậm. Hơn 350ha đất ở huyện Thoại Sơn đang áp dụng mô hình “1 tôm + 1 vụ lúa đông xuân” đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Nuôi tôm càng xanh mùa lũ trên ruộng lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Tới đây tỉnh sẽ quy hoạch, đầu tư mạnh hơn cho mô hình “1 tôm + 1 lúa”, nhằm giảm áp lực trồng lúa vụ 3 mùa lũ. Dự kiến, trong năm 2012, Đồng Tháp sẽ mở rộng diện tích tôm càng xanh lên 2.200ha, sản lượng đạt khoảng 3.500 tấn.
Theo ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL, năm 2011 toàn vùng trúng mùa thủy sản nuôi với tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 2,192 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, trong đó có trên 300.000 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 1,2 triệu tấn cá tra.
Năm 2011, các tỉnh đã đưa 762.000ha mặt nước vào nuôi thủy sản, tăng 9.000ha so năm 2010, trong đó có 582.164ha nuôi tôm sú, trên 5.400ha nuôi cá tra.
Có thể bạn quan tâm

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn