Giá / Mô hình kinh tế

Nông Dân Thua Lỗ Vì Heo Giống Kém Chất Lượng

Nông Dân Thua Lỗ Vì Heo Giống Kém Chất Lượng
Tác giả: 
Ngày đăng: 30/05/2012

Hơn 2 năm nay, hàng chục hộ chăn nuôi heo ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lỗ lớn vì mua heo giống kém chất lượng từ một cơ sở cung cấp và nguy cơ gây dịch bệnh cho đàn heo trong vùng.

Suốt 17 năm nay, nghề nuôi heo đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ (ấp Tô Thủy, xã Núi Tô). Tuy nhiên, từ khi lấy nguồn heo giống từ cơ sở của bà Mao Thanh Thúy và ông Lâm Trung Quang (cùng ấp Tô Thủy), bà Lệ đã lỗ vốn hơn 300 triệu đồng do heo bị nhiễm bệnh chết non. Hiện tại, bà đã đóng cửa chuồng heo vì sợ mầm bệnh tiềm ẩn.

Theo bà Lệ, ngày 24.9.2011, bà mua 72 con heo giống của bà Thúy về nuôi. Khoảng nửa tháng sau, bà Lệ mua thêm 44 con giống. Tuy nhiên, khi nuôi được 10 ngày thì heo có dấu hiệu bỏ ăn, bà Lệ yêu cầu bà Thúy nhận heo lại nhưng bà Thúy không đồng ý.

Bà Lệ buộc phải nuôi, nhưng chỉ vài ngày sau heo chết cùng lúc 15 con. Tiếp đó, heo của bà Lệ chết thêm 71 con. Bà Lệ yêu cầu bà Thuý phải bồi thường tiền heo giống đã chết, thuốc điều trị và thức ăn đã đổ vào số heo chết. Hai người không thỏa thuận được nên bà Lệ đã kiện bà Thuý ra Tòa án Nhân dân huyện Tri Tôn.

Tương tự bà Lệ, hàng chục hộ ở xã Núi Tô mua heo giống từ trại heo của bà Thúy đều gặp tình cảnh heo bị chết. Cụ thể, gia đình bà Néang Sóc Tin bị chết 52 con, Trần Thị Bình chết 36 con, ông Nguyễn Trung Nghĩa chết 21 con, bà Nguyễn Thị Hạnh chết 14 con… nhưng đều không được bồi thường.

Ông Bùi Văn Cứng - cựu chiến binh xã Núi Tô, cùng một số hộ dân đã làm đơn đề nghị UBND xã Núi Tô dẹp bỏ trại heo vì giống không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tuy nhiên, chính quyền không giải quyết mà mới đây, cán bộ tư pháp xã cùng ban đại diện ấp Tô Thủy còn doạ "bắt bỏ tù những người khiếu nại", buộc ông Cứng và một số người khác phải ký tên cam kết… không được khiếu nại nữa (?!).

Về vấn đề này, ông Chau Soc On - Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô cho biết, trại heo của bà Thúy đã được Trạm Thú y huyện Tri Tôn cấp phép. Chức năng của địa phương chỉ kiểm tra, nhắc nhở vấn đề gây ô nhiễm môi trường, còn việc kiểm tra nguồn gốc, chất lượng heo giống là của cơ quan thú y. "Chúng tôi đã kiểm tra và chủ trại heo xuất trình đầy đủ giấy phép nên chúng tôi không có quyền yêu cầu họ đóng cửa trại heo" - Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô nói.

Có thể bạn quan tâm

Cua Biển Năm Căn Xây Dựng Thương Hiệu Cua Biển Năm Căn Xây Dựng Thương Hiệu

Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn

30/05/2012
Nuôi Rắn Mối Giúp Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Nuôi Rắn Mối Giúp Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Gia Đình

Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.

30/05/2012
Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

30/05/2012