Giá / Tin nông nghiệp

Nông dân Thủ đô lên cao nguyên học làm nông nghiệp công nghệ cao

Nông dân Thủ đô lên cao nguyên học làm nông nghiệp công nghệ cao
Tác giả: Thiên Ngân
Ngày đăng: 03/11/2016

Mới đây, đoàn đại biểu TP.Hà Nội do Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu đã thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).

Đoàn đã đến thăm cơ sở vườn ươm Thiên Sinh tại xã Lạc Lâm, nơi chuyên sản xuất các loại giống rau, rau hữu cơ chất lượng cao, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng triệu cây giống và hàng trăm tấn rau an toàn các loại.

Tiếp đó, đoàn đã đến thăm Công ty TNHH Trường Hoàng ở xã Tu Tra, cơ sở nuôi trồng hoa ly và hoa lan, hồ điệp, đồng thời là một trong các đơn vị đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng tiên phong trồng nhiều loại hoa lan với 40 màu khác nhau trên quy mô lớn. Các sản phẩm đều có năng suất, chất lượng cao, trở thành mô hình mẫu ở địa phương.

 

Trong ảnh: Đoàn đại biểu TP.Hà Nội thăm và tìm hiểu quy trình trồng ớt ­năng suất cao tại Vườn ươm Thiên Sinh, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: I.T

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao hiệu quả của các mô hình trên, đặc biệt là tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Trường Hoàng. Bà Hằng cũng yêu cầu Giám đốc Sở NNPTNT cùng đi theo đoàn nghiên cứu mô hình công nghệ cao này, đồng thời đưa nông dân Hà Nội đến hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, quảng bá thương hiệu nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội.

Theo kế hoạch, thời gian tới, Hà Nội sẽ đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Lâm Đồng, trọng tâm trước mắt là lĩnh vực du lịch, thương mại, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ. Riêng với huyện Lâm Hà, UBND TP.Hà Nội và các quận huyện trên địa bàn có kế hoạch hỗ trợ 100 tỷ đồng để tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, hỗ trợ giống cây, giống gia súc chất lượng cao.

Trước mắt, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất ứng dụng công nghệ cao; đặc biệt là với một số mặt hàng là thế mạnh của địa phương như hoa, rau, sản phẩm nông nghiệp sạch.


Có thể bạn quan tâm

149.100 ha đất rừng bị tranh chấp, lấn chiếm 149.100 ha đất rừng bị tranh chấp, lấn chiếm

Tổng diện tích đất rừng mà các công ty quản lý, sử dụng trước khi sắp xếp lại là trên 2,38 triệu ha, bao gồm tự tổ chức sản xuất 1,6 triệu ha; khoán 545.300ha

03/11/2016
Cam ruột đỏ, hàng hiếm giá bình dân được nhiều người săn mua Cam ruột đỏ, hàng hiếm giá bình dân được nhiều người săn mua

Một số trang trại cây ăn quả tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) chuyển sang trồng giống cam ruột đỏ Cara Cara gần đây và hốt bạc với loại quả này vì năng suất cao,

03/11/2016
Nông dân ngán mía, cao su Nông dân ngán mía, cao su

Một số nông dân Tây Ninh bắt đầu nản lòng với các loại cây chủ lực của tỉnh như mía, cao su… do giá liên tục ở mức thấp và bắt đầu trồng các cây có giá trị cao

03/11/2016