Giá / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức Ở Năm Căn (Cà Mau)

Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức Ở Năm Căn (Cà Mau)
Tác giả: 
Ngày đăng: 19/03/2013

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

 
Nhiều hộ dân cho rằng, vùng đất Năm Căn khó nuôi tôm công nghiệp, khi huyện phát động chuyển đổi nuôi tôm nông dân không dám làm. Thực tế đây không phải là nguyên nhân chính, bởi những nông dân mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp đều cho rằng nếu có vốn, kỹ thuật và đủ điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp thì nông dân sẽ mạnh dạn chuyển đổi nuôi. 
Ông Tô Văn Châu, ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới, là hộ dân nuôi tôm công nghiệp thành công. Trước Tết Nguyên đán vừa rồi, ông đã thu hoạch tôm thẻ chân trắng, với diện tích khoảng 6.000 m2, thu về gần cả tỷ đồng. Việc chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp thành công của ông Châu một lần nữa khẳng định vùng đất Năm Căn vẫn có thể nuôi tôm công nghiệp. 
Ông Tô Văn Châu chia sẻ, địa bàn xã ít người chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp, không phải họ không muốn mà vì chưa có ai làm mô hình điểm để học theo. Mô hình của ông thành công chắc sẽ có nhiều bà con bắt tay vào làm ở mùa vụ mới này. 
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay vẫn là nguồn điện phục vụ sản xuất của địa phương không đáp ứng cho việc nuôi tôm công nghiệp. 
Ông Tô Văn Châu cho biết, vụ vừa qua, nếu đủ điện thì năng suất tôm thu hoạch đợt này sẽ cao hơn 7 tấn. Nếu không kéo được điện 3 pha, ngành chức năng cũng phải nâng công suất bình quân lên để nông dân chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp. Trong điều kiện thiếu điện, thiếu vốn và kỹ thuật mập mờ thì chủ trương này khó thành công. 
Kinh tế chủ lực của Năm Căn là nuôi thuỷ sản, thế nhưng trong năm 2012, kế hoạch chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho người dân chưa đạt như mong muốn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và nguồn thu của địa phương. Năm 2013, huyện Năm Căn phấn đấu thực hiện thêm 77 ha tôm nuôi công nghiệp. 
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết, kết quả thực hiện sẽ cao hơn nếu như việc áp dụng mang tính đồng bộ từ quy hoạch đến hỗ trợ vốn, kỹ thuật và lắp đặt điện kế phục vụ sản xuất cho bà con. Khi những giải pháp đồng bộ được thực hiện thì nghề nuôi tôm của bà con mới giảm bớt rủi ro.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cam Sành Giảm Mạnh Ở Cái Bè (Tiền Giang) Giá Cam Sành Giảm Mạnh Ở Cái Bè (Tiền Giang)

Cam sành là một trong những trái cây đặc sản của huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện tại giá giảm mạnh, thương lái thu mua tại vườn loại đặc biệt từ 10 - 11 ngàn đồng/kg, loại nhất từ 8 - 9 ngàn đồng/kg, còn cam loại 2, 3 có giá từ 2 - 3 ngàn đồng/kg, thấp hơn từ 15 - 22 ngàn đồng/kg so cách đây gần 2 tháng qua. Với giá như hiện nay, người trồng cam sành ở huyện Cái Bè thua lỗ nặng.

19/03/2013
Nuôi Sò Huyết - Làm Chơi, Ăn Thiệt Ở Hòa Bình (Bạc Liêu) Nuôi Sò Huyết - Làm Chơi, Ăn Thiệt Ở Hòa Bình (Bạc Liêu)

Hàng loạt hộ dân vùng ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tận dụng lòng kênh xáng nội đồng để nuôi sò huyết. Cách làm mới lạ này đã giúp nhiều hộ kiếm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi…

19/03/2013
Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh

19/03/2013