Giá / Tin thủy sản

Những người chăn nuôi tôm ở Ecuador kiếm tiền từ lựa chọn phương thức bán hàng mới

Những người chăn nuôi tôm ở Ecuador kiếm tiền từ lựa chọn phương thức bán hàng mới
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 03/02/2021

Một hệ thống mới kết nối những người nuôi tôm với người mua một cách trực tiếp (nhằm đảm bảo giao dịch nhanh chóng, hiệu quả và an toàn) đang trở nên phổ biến ở Ecuador.

Thị trường tôm dựa trên dữ liệu của XpertSea cho phép người nông dân thu thập dữ liệu chính xác, chia sẻ dữ liệu đó với người mua và bán các sản phẩm thu hoạch của họ chỉ bằng một cái nhấn nút, cùng với đảm bảo thanh toán trong ngày. Ảnh: XpertSea

Cung cấp dữ liệu mùa vụ và đảm bảo thanh toán ngay trong ngày, hệ thống mới (do XpertSea phát triển) cho phép những người nông dân và người mua tập trung vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của họ và cung cấp tôm có chất lượng cho thế giới.

Trong suốt năm 2020, ngành tôm của Ecuador đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ giá cả quốc tế và tiêu thụ nội địa sụt giảm đến tình trạng thiếu hụt lao động và hậu cần do những mặt hạn chế của Covid-19 gây ra. Mặc dù tất cả các bên trong chuỗi cung ứng đều phải trải qua giai đoạn căng thẳng nhưng những người nông dân ngày càng cảm thấy áp lực do phải bán hàng tồn kho của họ và nhanh chóng nhận được thanh toán khi giá cả tiếp tục sụt giảm.

Harry Viafara là chủ của trang trại tôm Exporcareca rộng 160 héc-ta ở gần Guayaquil đã thử nghiệm hệ thống mới.

“Rõ ràng là Ecuador đang gặp vấn đề về thanh khoản khi các nhà chế biến tiếp tục hạ thấp giá thành thu mua của họ. Giá cả quá thấp nên đã có lúc chúng tôi không thể trang trải hết chi phí sản xuất”, Viafara - người đã hoạt động chăn nuôi được 5 năm phản ánh.

Trong thời gian này, Viafara sẽ bán tôm của mình trực tiếp cho cơ sở chế biến và chờ trung bình 16 ngày để nhận được tiền hàng bán được. Để giảm thiểu rủi ro về phía mình, anh ta sẽ thương lượng khoản thanh toán 50% trả trước trong trường hợp bên chế biến không thể thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, sau khi làm việc với XpertSea thì Viafara đã có thể cải thiện dòng tiền của mình và khả năng thực hiện những cam kết với nhà cung cấp và nhân viên bằng cách nhận 100% khoản tiền thanh toán của mình trong vòng ba ngày.

“Nhờ quy trình thanh toán mau lẹ của XpertSea, tôi nhận được khoản thanh toán của mình sau hai hoặc ba ngày và tôi không phải lo lắng về sự chậm trễ có thể xảy ra do sự biến động của thị trường. Sự chắc chắn trong vấn đề thanh toán này giúp tôi duy trì những cam kết với các nhà cung ứng, nhân viên và các bên hỗ trợ khác mà chúng tôi sử dụng hàng ngày để giữ cho trang trại của chúng tôi hoạt động một cách trơn tru,” ông giải thích.

Là một phần của dịch vụ thu hoạch của XpertSea, Exporcareca cũng đã tận dụng các công cụ giám sát được cung cấp để đánh giá mức độ phân bổ trọng lượng tôm. Kể từ giữa tháng 8, họ đã sử dụng ứng dụng di động mới của XpertSea hàng tuần để đánh giá tốc độ tăng trưởng của 16 ao. Kỹ thuật lấy mẫu kỹ thuật số giúp họ cải thiện quy trình lập kế hoạch thu hoạch.

“Tôi đã nghe nói về XpertSea thông qua truyền thông xã hội và các mạng xã hội khác. Lúc đầu tôi đã hơi nghi ngờ, nhưng sau khi dùng thử ứng dụng và các dịch vụ thanh toán nhanh của họ thì tôi đã rất ngạc nhiên làm thế nào mà nó hoạt động tốt như vậy và sẽ khuyên bất kỳ ai khác đang quan tâm hãy dùng thử. XpertSea là một công ty rất tận tâm, không chỉ có công nghệ tuyệt vời mà còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ thực địa cần thiết để đảm bảo bạn sẽ thành công,” Viafara nói.

Exporcareca đã sản xuất tôm và cá rô phi trong 160 héc-ta ao nuôi trong 5 năm qua. Ảnh: Exporcareca

Thị trường lần đầu tiên được phát hành với số lượng có hạn ở Ecuador và Ấn Độ. Trong vài tháng đầu hoạt động, có hơn 7 triệu pound tôm đã được giao dịch, mang lại dòng tiền thiết yếu cho những người chăn nuôi. Thị trường hiện đang mở cửa cho tất cả những nông dân và lái buôn người Ecuador, cùng với nhiều quốc gia dự kiến sẽ tham gia vào năm 2021. XpertSea cho biết rằng “thị trường dựa trên dữ liệu là bước đầu tiên trong việc tạo ra một chuỗi cung ứng minh bạch và có lợi hơn dành cho thị trường tôm toàn cầu trị giá 45 tỷ đô la”.

“Làm việc với người nông dân và giúp đỡ họ phát triển tôm tốt hơn, chúng tôi đã học hỏi từ cuộc vật lộn đầu tiên của họ trong quá trình tiếp cận dòng tiền và các khoản vay từ các ngân hàng truyền thống, cũng như mối bận tâm của họ trong vấn đề giao dịch với những lái buôn mới để có được giá thành tốt hơn,” Valerie Robitaille - Giám đốc điều hành của XpertSea cho biết. “Với tất cả dữ liệu độc quyền mà chúng tôi thu thập được về tôm, chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi có thể giúp họ tiếp thị các sản phẩm thu hoạch của họ và mở khóa khả năng thu tiền mặt của họ. Thị trường dựa trên dữ liệu của chúng tôi có các điều khoản thanh toán trong ngày đang tạo ra nền tảng đáng tin cậy mà lái buôn và người sản xuất cần có để mở rộng kinh doanh và đáp ứng nhu cầu quốc tế về thủy sản bền vững.”


Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 1 Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 1

Lời khuyên về cách tránh những thiệt hại lớn khi chăn nuôi tôm do hội chứng tôm chết sớm (EMS) - đây là một trong những căn bệnh tàn phá ngành chăn nuôi tôm

03/02/2021
Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 2 Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 2

Kể từ khi bùng phát hội chứng tôm chết sớm/ bệnh hoại tử gan tụy cấp tính vào năm 2012, sản lượng tôm của Thái Lan đã bị sụt giảm đáng kể

03/02/2021
Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 3 Những điều cần biết về hội chứng tôm chết sớm trong chăn nuôi tôm - Phần 3

An toàn sinh học là một khái niệm được đặt ra nhằm ngăn ngừa lây nhiễm bệnh tật và ngăn chặn dịch bệnh lây lan chéo qua các đường ranh giới

03/02/2021