Giá / Tin thủy sản

Những giải pháp nuôi tôm tiết kiệm điện

Những giải pháp nuôi tôm tiết kiệm điện
Tác giả: Nam Hồng
Ngày đăng: 21/06/2018

Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả vừa giúp khách hàng giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời giảm áp lực về cung cấp điện thông qua giảm sản lượng điện tiêu thụ.

Cần có biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả  

Để tiết kiệm điện, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) khuyến khích các hộ nuôi tôm nên áp dụng một số biện pháp sau:

Đối với mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi kết hợp tôm - lúa:

Cần áp dụng quy trình kỹ thuật không thay nước, gia cố bờ ao chắc chắn, có sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế việc bơm nước và thay nước để giảm chi phí, tiết kiệm điện năng.

Đối với mô hình nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp):

+  Áp dụng quy trình kỹ thuật mới để hạn chế thay nước; Giảm mật độ nuôi đối với tôm sú từ 20 con/m2 xuống 10 con/m2 và đối với thẻ chân trắng từ < 100 con/m2 nhằm giảm áp lực dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư nhất là số giàn quạt và thời gian chạy quạt.

+ Trong quá trình nuôi cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật cho thời gian chạy quạt, tôm từ 1 tháng tuổi đến khi thu hoạch có thời gian chạy quạt khác nhau, nhằm tránh lãng phí điện năng không cần thiết.

+  Sử dụng con lăn tiết kiệm điện cho trục đỡ cánh quạt thay thế cho các U, móc bằng nhựa nhằm giảm ma sát trong quá trình chạy quạt, giúp giảm tải cho motor, hạn chế tình trạng cháy motor và tiết kiệm điện năng.

+ Sử dụng các động cơ điện có hiệu suất cao, có chứng nhận tiết kiệm năng lượng (Energy Star); Kết hợp sử dụng hệ thống bơm thổi khí để giảm bớt thời gian chạy quạt nước ao tôm trong các giai đoạn nuôi.

+ Lắp đặt tụ bù điện tại động cơ điện để nâng cao hệ số công suất sử dụng và giảm tổn thất điện năng trên dây dẫn.

+ Không sử dụng đèn sợi đốt, thay thế các đèn chiếu sáng có hiệu suất thấp như đèn huỳnh quang, đèn compact chất lượng kém bằng đèn compact tiết kiệm điện, đèn Led.

+ Sử dụng dây dẫn điện đảm bảo chất lượng để giảm sụt áp trên đường dây, giúp động cơ hoạt động ổn định và nâng cao hiệu suất của động cơ.

+ Sử dụng biến tần để nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ quạt ao tôm, góp phần hiệu quả trong việc tiết kiệm điện.

+ Kéo và lắp đặt dây dẫn từ công tơ điện đến phụ tải bằng dây 2 sợi đầy đủ (dây nóng và dây trung hòa), dựng trụ đỡ bằng bê tông và sử dụng u sứ để kéo dây nhằm đảm bảo an toàn điện và tiết kiệm điện trong quá trình sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất dầu tảo từ ngô Sản xuất dầu tảo từ ngô

Veramaris, công ty liên doanh giữa DSM và Evonik đã tìm ra một loại dầu tảo mới được sản xuất bằng nguyên liệu chính từ ngô, mở ra cơ hội phát triển bền vững

21/06/2018
Protein đơn bào: Hứa hẹn nguồn protein mới cho cá Protein đơn bào: Hứa hẹn nguồn protein mới cho cá

Trong nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ Đại học Idaho, Mỹ, cho thấy, protein đơn bào được bổ sung trong chế độ ăn của cá hồi có ảnh hưởng tích cực

21/06/2018
Cải tiến dàn quạt tạo oxy để tiết kiệm điện trong nuôi tôm Cải tiến dàn quạt tạo oxy để tiết kiệm điện trong nuôi tôm

Đây là sáng kiến được trao giải cao nhất trong cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ 2 được tổ chức vào đầu tháng 6/2018 vừa qua

21/06/2018