Giá / Tin thủy sản

Những điều cần biết về chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ

Những điều cần biết về chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ
Tác giả: Nguyễn Hà (Theo NOAA)
Ngày đăng: 26/08/2017

Chương trình Giám sát NK Thủy sản (SIMP) đưa ra các yêu cầu về cấp phép, khai báo dữ liệu và lưu giữ hồ sơ đối với việc NK một số sản phẩm cá và hải sản ưu tiên được xác định là có nhiều khả năng bị đánh bắt IUU và/hoặc gian lận hải sản.

Các điểm chính cần quan tâm:

1. Quy tắc xây dựng SIMP chỉ áp dụng với thủy sản từ nước ngoài NK vào Mỹ. Hồ sơ lưu trữ của nhà NK về chuỗi hành trình của sản phẩm cá hay hải sản từ khi thu hoạch đến khi nhập cảng vào Mỹ.

2. Dữ liệu thu thập được sẽ cho phép truy xuất nguồn gốc của các loài thủy sản ưu tiên từ điểm nhập cảng vào thị trường thương mại Mỹ ngược lại điểm khai thác hoặc điểm sản xuất để xác minh các loài hản sản đó có được thu hoạch hoặc sản xuất hợp pháp hay không.

3. Việc thu thập thông tin khai thác và cập cảng của các loài thủy sản ưu tiên này sẽ được thực hiện thông qua chức năng khai báo trong Hệ thống Dữ Liệu Thương Mại Quốc Tế (ITDS).

4. Thông tin thu thập được theo chương trình này là thông tin mật.

5. Quy tắc này cũng áp dụng để tái NK sản phẩm được sản xuất từ các loài ưu tiên, được thu hoạch ban đầu tại Mỹ.

Thông tin cần khai báo tại điểm NK vào thị trường Mỹ hoặc nhà NK cần phải giữ lại thông tin nào cho các sản phẩm cá và hải sản:

1. Tổ chức thu hoạch hoặc sản xuất: tên và quốc tịch của tàu thu hoạch; chứng nhận được phép khai thác (giấy phép có số); mã nhận dạng tàu duy nhất (nếu có); loại ngư cụ. Lưu ý, cần chỉ rõ khu vực khai thác và loại ngư cụ theo quy ước khai báo và mã mà cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền hạn pháp lý đối với hoạt động đánh bắt ngoài tự nhiên sử dụng. Nếu không có yêu cầu khai báo, cần sử dụng mã khu vực đánh bắt và mã ngư cụ theo Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).

2. Sự kiện thu hoạch, loại, thời điểm và địa điểm: loài cá - Mã loài gồm 3 chữ cái theo FAO (Hệ thống Thông Tin Thủy Sản và Khoa Học Thủy Sản - ASFIS); ngày thu hoạch; hình thức sản phẩm khi bốc dỡ - bao gồm cả số lượng và trọng lượng sản phẩm; khu vực đánh cá ở biển/sông hoặc nuôi trồng thủy sản; điểm bốc dỡ đầu tiên; tên (các) công ty mà tại đó cá được bốc dỡ hoặc giao nhận. Lưu ý, trong trường hợp lô hàng NK được gom từ nhiều sự kiện thu hoạch thì mỗi sự kiện tương ứng với lô hàng NK đó phải được khai báo. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu không cần liên kết với một loài cá hoặc một phần cụ thể của lô hàng với bất kỳ sự kiện thu hoạch đơn lẻ nào.

3. Nhà nhập khẩu: tên, mối quan hệ đối tác và thông tin liên lạc; NOAA Fisheries đã cấp số IFTP; nhà nhập khẩu có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ về chuỗi hành trình sản phẩm đã trình bày chi tiết ở trên; thông tin về mọi hoạt động chuyển tàu cho sản phẩm (tờ khai của tàu thu hoạch/tàu vận tải, vận đơn); hồ sơ về việc chế biến, tái chế biến và pha trộn sản phẩm

Tiêu chí để xác định một sản phẩm hải sản cụ thể có nằm trong SIMP hay không:

Tiêu chí để xác định một sản phẩm hải sản cụ thể có nằm trong giai đoạn đầu của SIMP hay không chính là Mã Biểu Thuế Hài Hòa (Harmonized Tariff Schedule - HTS) được sử dụng để nộp đơn nhập khẩu điện tử cho lô hàng nhập khẩu. NOAA Fisheries sẽ cung cấp cho Cục Hải Quan và Biên Phòng (CBP) danh sách các thành phần dữ liệu được yêu cầu cho mỗi loài theo mã HTS được đề cập trong SIMP. Danh sách mà Mã Biểu Thuế Hài Hòa (HTS) cập nhật theo SIMP sẽ sớm được đăng tải trong hướng dẫn thực hiện bộ thông tin cho NOAA Fisheries tại địa chỉ: https://www.cbp.gov/trade/ace/catair

Thông tin về khai thác và cập cảng sẽ được thu thập và khai báo như sau:

Việc thu thập hồ sơ về hoạt động thu hoạch và cập cảng các loài hải sản ưu tiên này sẽ được thực hiện thông qua Hệ thống Dữ Liệu Thương Mại Quốc Tế (ITDS), cổng dữ liệu một cửa sổ của chính phủ Mỹ dành cho mọi hoạt động khai báo xuất nhập khẩu (do CBP duy trì). Thu hoạch vụ nhập cảng và dữ liệu bốc dỡ sẽ được gửi qua “bộ thông điệp” của ITDS tại thời điểm nhập cảng , trong khi đó hồ sơ về chuỗi hành trình của cá sau khi bốc dỡ sẽ được chuyển qua chuỗi cung ứng và được nhà nhập cảng lưu giữ. Nhà nhập cảng là các cơ quan của Mỹ có trách nhiệm nhập cảng theo các quy định của Cục Hải quan Mỹ và sẽ được yêu cầu nắm giữ IFTP do NOAA Fisheries cấp.

Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ lưu trữ: nhà NK của Mỹ sẽ xem lại và xác minh sự chính xác của các tài liệu được lưu giữ, bất kể bàng ngôn ngữ nào. Chương trình SIMP không yêu cầu các tài liệu được dịch sang tiếng Anh nhưng như nhà NK Mỹ phải xem lại và hiểu được bản dịch đó.

Giấy phép Thương Mại Thủy Sản Quốc Tế (IFTP) có thể xin tại:

https://fisheriespermits.noaa.gov/npspub/pub_cmn_login/index_live.jsp

Sản phẩm từ mỗi và tất cả sự kiện thu hoạch có cần được tách riêng thông qua chế biến và vận chuyển hay không để có thể truy nguyên từ điểm nhập cảng:

Không cần tách riêng các sự kiện thu hoạch trong suốt chuỗi cung ứng. Một lô hàng nhập cảng có thể bao gồm sản phẩm từ nhiều sự kiện thu hoạch. Trong các trường hợp đó, nhà nhập cảng phải cung cấp thông tin về mỗi sự kiện thu hoạch tương ứng với thành phần của sản phẩm cần nhập cảng, nhưng không cần chỉ rõ phần nào của lô hàng đến từ một sự kiện thu hoạch cụ thể nào.

Yêu cầu về thu thập dữ liệu sẽ được áp dụng như thế nào đối với các công ty nhỏ ?

Chương trình miễn các yêu cầu này cho nhà NK đối với việc xác định những tàu nhỏ - hoặc cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ - nếu nhà NK cung cấp các thành phần dữ liệu được yêu cầu khác dựa trên báo cáo thu hoạch tổng hợp. Báo cáo thu hoạch tổng hợp được định nghĩa là báo cáo đề cập đến: (1) hoạt động thu hoạch tại một điểm gồm duy nhất trong một ngày từ các tàu nhỏ (tức là các tàu dài 12 mét hoặc có trọng tải từ 20 tấn trở xuống); (2) hoạt động bốc dỡ của một tàu đánh cá nhỏ ở ngoài biển.

Ngày có hiệu lực để thực hiện Chương trình là bao giờ?

Việc tuân theo các yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ theo quy định dành cho các loài ưu tiên, trừ tôm và bào ngư, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/ 2018. Kể từ ngày có hiệu lực, hàng nhập cảng theo mã HTS được chỉ định tuân theo chương trình sẽ cần có bộ thông tin và nhà NK của Mỹ sẽ phải có IFTP hợp lệ. Hàng nhập cảnh tuân theo Chương trình đã nộp đơn mà không có bộ thông tin đầy đủ (dữ liệu về sự kiện thu hoạch và số IFTP) sẽ bị từ chối và không được CBP cho qua cho đến khi bộ thông điệp và số IFTP được cung cấp.

Bởi vì thủy sản nhập cảng vào thị trường thương mại Mỹ vào hoặc sau ngày 01/01/2018 sẽ phải được khai thác trước ngày này nên bộ thông tin về hoạt động khai thác sẽ liên quan đến hoạt động đánh bắt xảy ra trước ngày tuân thủ. Các nhà NK của Mỹ phải hợp tác với các nhà cung cấp để đảm bảo rằng thông tin về sự kiện thu hoạch có tồn tại cho mọi sản phẩm trong chuỗi cung ứng sẽ nhập khẩu sau ngày tuân thủ. 


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu cá tra vẫn ổn định Xuất khẩu cá tra vẫn ổn định

XK cá tra sang Mỹ vẫn ổn định, giá cá tra XK đang tăng lên, giá cá nguyên liệu sẽ ổn định ở mức có lãi cho nông dân trong những tháng tới.

26/08/2017
Tôm Việt giảm mạnh thị phần ở Mỹ Tôm Việt giảm mạnh thị phần ở Mỹ

Liện tục xuất hiện trong danh sách bị từ chối của Cục Quản lý Thực phẩm vđ Dược phẩm Mỹ (FDA)trong 6 tháng đầu năm đã lđm hình ảnh của tĩm Việt Nam bị ảnh hưởng

26/08/2017
Nuôi siêu thâm canh: Nhân tố mới trong ngành tôm Cà Mau Nuôi siêu thâm canh: Nhân tố mới trong ngành tôm Cà Mau

Nuôi tôm siêu thâm canh, tôm công nghiệp công nghệ cao được xem là hướng đi mới của ngành tôm địa phương.

26/08/2017