Nhóm Hộ Nuôi Gia Cầm An Toàn Sinh Học

Đây là mô hình phát huy tính chủ động của nông hộ cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động SX chăn nuôi. Phương thức tự quản theo nhóm là điều kiện để phát huy tính tự giác, trách nhiệm cá nhân trong mối liên kết, hợp tác của cộng đồng vì lợi ích chung. Những hộ chăn nuôi tham gia được tổ chức thành nhóm.
Sau khi được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh, các thành viên áp dụng vào thực tế SX của gia đình dưới sự giám sát của tập thể nhóm. Trong quá trình SX có những khó khăn, vướng mắc hoặc kinh nghiệm hay của từng thành viên trong nhóm đều được tập thể bàn bạc để giải quyết. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ bình phun thuốc và thuốc sát trùng để định kỳ sát trùng chuồng trại. Ngoài ra còn được hướng dẫn kỹ thuật thú y để tự tiêm phòng vacxin.
Ở tỉnh Long An hiện nay có 34 nhóm nông hộ chăn nuôi gà, vịt ATSH được thành lập. Mỗi nhóm có 10- 12 thành viên duy trì sinh hoạt định kỳ và ghi chép đầy đủ nội dung sinh hoạt của nhóm. Các hộ chăn nuôi trong nhóm áp dụng 9 biện pháp cơ bản sau:
+ Chọn khu vực chăn nuôi tách biệt với các nơi sinh hoạt của gia đình và cộng đồng dân cư.
+ Có khu vực nuôi cách ly gia cầm mới nhập, gia cầm bệnh.
+ Kiểm soát, sát trùng người, phương tiện và động vật khác ra vào khu chăn nuôi.
+ Sử dụng trang phục bảo hộ dành riêng và vệ sinh sát trùng cho người ra vào khu vực chăn nuôi.
+ Thực hành chẩn đoán các loại bệnh thường gặp, cách chủ động phòng ngừa và điều trị.
+ Sử dụng vacxin phòng bệnh, phải đảm bảo tiêm phòng vacxin CGC H5N1 đầy đủ và các bệnh có trong danh mục bắt buộc tiêm phòng do Nhà nước quy định.
+ Thường xuyên vệ sinh, xử lý chất thải, định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
+ Có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để gia cầm luôn có sức đề kháng cao.
+ Mua, bán con giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Theo kết quả đánh giá của các nhóm mô hình này đã giúp hộ chăn nuôi cải tiến kỹ thuật, công tác tổ chức và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6-8, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê vối, cây hồ tiêu cho 50 nông dân ở xã Biển Hồ.

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã chủ động đề xuất nhiều chương trình, dự án cụ thể với cấp ủy, chính quyền, T.Ư Hội NDVN nhằm hỗ trợ ND phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây cũng là cách “rèn” cán bộ qua công việc cụ thể.