Nhiều Hộ Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Cá Sấu
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được nhiều nông dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) thực hiện vì hiệu quả và lợi nhuận khá cao. Mỗi vụ, người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng.
Mô hình nuôi cá sấu thương phẩm ở xã Định Thành ra đời vào cuối năm 2011, gồm 13 hộ nông dân tham gia. Từ khi tham gia mô hình này, nhiều hộ thoát khỏi cuộc sống khó khăn, vươn lên khá giàu. Bởi, sau một vụ (từ 15 - 18 tháng) người nuôi lãi hàng trăm triệu đồng. Không chỉ cho lợi nhuận kinh tế cao, mà đầu ra của cá sấu cũng tương đối ổn định. Các doanh nghiệp cung cấp cá sấu giống sẽ thu mua lại cá sấu thương phẩm của người nuôi.
Ông Nguyễn Hữu Minh, hộ nuôi cá sấu thương phẩm (xã Định Thành) phấn khởi nói: “Cá sấu là một loại động vật dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, thức ăn chủ yếu là cá tạp. Hiện nay, giá cá sấu dao động từ 140.000 - 160.000 đ/kg. Tính bình quân 100 con cá sấu sau khi trừ chi phí tôi lãi hơn 70 triệu đồng. Đầu ra của cá sấu khá ổn định”.
Về kỹ thuật nuôi cá sấu thương phẩm, nhiều hộ nuôi cho biết, hai yếu tố quyết định thành công trong việc nuôi cá sấu là chất lượng con giống và thức ăn. Con giống phải đạt chất lượng, thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, an toàn. Về mật độ nuôi, có thể thả cá sấu từ 1 - 3 con/m2, diện tích của chuồng khoảng 18 - 20m2 (tùy thuộc vào mật độ cá). Bên cạnh đó, cần quan tâm làm vệ sinh chuồng trại.
Mô hình nuôi cá sấu thương phẩm mở ra hướng đi mới cho bà con xã Định Thành, giúp họ cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, để phát huy tính hiệu quả của mô hình này, ngành Nông nghiệp tỉnh cần tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân, cũng như hướng dẫn cách phòng bệnh cho cá sấu.
Có thể bạn quan tâm
Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...
Những ngày qua ở Phú Yên tại các huyện Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, người dân đổ xô đi chặt cây sắn bán cho thương lái. Cách đây 2 năm, cảnh mua bán cây sắn cũng diễn ra rầm rộ, làm cho nhiều nơi không có sắn giống trồng dặm. Lo ngại nhất hiện nay, nếu các cấp chính quyền không kịp thời ngăn chặn tình trạng này, nguy cơ lây lan dịch bệnh trên cây sắn sẽ xảy ra.
Người đánh bắt cá, lươn bằng xuyệt điện đi qua thì cánh đồng, khúc sông "ngoắc ngoải" bởi sự đánh bắt tận diệt của con người. Trên thực tế, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện đang tăng dần, môi trường sống bị đe dọa nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt…