Nhiều hộ dân đổ xô trồng hồ tiêu
Theo ông Hồ Gấm- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đăk Nông, do giá hồ tiêu tăng cao, người dân thấy lợi trước mắt, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp mà đổ xô trồng hồ tiêu, gây hệ lụy là sẽ lấn sang các loại cây trồng khác, thậm chí lấn sang cả đất rừng và phá vỡ cơ cấu phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Nhiều hộ dân đổ xô trồng hồ tiêu.
Từ đầu năm đến nay, theo thống kê, cả tỉnh có hơn 3.000ha hồ tiêu được trồng mới, đưa tổng diện tích vườn hồ tiêu lên hơn 20.000ha, trong khi tỉnh chỉ quy hoạch diện tích cây hồ tiêu phát triển bền vững là khoảng 12.000ha.
Thậm chí phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất trồng hồ tiêu.
Có thể bạn quan tâm
Trước sự phát tán quá nhanh và mức độ nguy hại của cá lau kiếng, Sở KH-CN vừa chỉ định Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu triển khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá sơ bộ sự phát tán và tác hại của cá lau kiếng trên địa bàn tỉnh”. Mục tiêu đề tài là nhằm xác định vùng phân bố và mức độ phong phú của nó so với các loài cá bản địa, đồng thời đưa ra giải pháp phòng trừ hiệu quả.
“Nuôi sò huyết bao giờ cũng có tỷ lệ hao hụt nhất định” - anh Nguyễn Văn Sơn, ấp 7, xã Thạnh Phước (Bình Đại - Bến Tre) cho biết như thế, nhưng hiện tượng sò chết hàng loạt, liên tiếp nhiều sân như năm nay là bất bình thường. Nguyên nhân có thể là do thời tiết, ô nhiễm nguồn nước xả thải, nắng nóng, chất lượng con giống ngoài thị trường không tốt hoặc cũng có thể do dịch bệnh…
Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.