Giá / Mô hình kinh tế

Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang

Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang
Tác giả: 
Ngày đăng: 29/03/2013

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay trong phát triển nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh là hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu và còn quá nhiều bất cập, không đồng bộ, nhưng thiếu vốn đầu tư xây dựng; nhiều nơi chưa xây dựng hệ thống cống ngăn mặn đê biển, nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp chưa có hệ thống thủy lợi. Hệ lụy là nguồn nước mặn bị suy giảm, ô nhiễm do mất khả năng làm sạch tự nhiên dẫn đến tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh và chết chưa khắc phục được; năng suất nuôi tôm bình quân chỉ đạt trên dưới 10 tấn/ha/năm. 
Ông Mai Anh Nhịn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Vốn đầu tư cho thủy lợi chung của tỉnh hàng năm từ các nguồn hơn 200 tỉ đồng, mới chỉ đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu nạo vét kênh mương, thiếu vốn đầu tư xây dựng mới. Trong khi đó, để có hệ thống thủy lợi đồng bộ phục vụ trồng lúa, nuôi tôm cần hàng ngàn tỉ đồng, nguồn vốn này vượt khả năng của tỉnh. Để khắc phục những khó khăn trên, vụ tôm năm 2013, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo và xây dựng một số dự án công trình thủy lợi bức xúc, trọng điểm phục vụ nuôi tôm công nghiệp.

Một số doanh nghiệp đầu tư hệ thống mương nổi để chủ động cung cấp nước sạch và thoát nước khi cải tạo ao đầm, nhằm hạn chế phát sinh dịch bệnh ở tôm. Về lâu dài, Kiên Giang tiếp tục huy động các nguồn lực từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi mặn ở những vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp. Trong đó, chú trọng đầu tư đường ống dẫn nước từ biển vào ao đầm nuôi tôm, đảm bảo có nguồn nước sạch, đầu tư lưới điện 3 pha, sản xuất con giống chất lượng cao gắn với tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nguồn giống di nhập vào tỉnh…


Có thể bạn quan tâm

Anh Bùi Văn Mỹ Làm Giàu Nhờ Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Ở Đồng Tháp Anh Bùi Văn Mỹ Làm Giàu Nhờ Nuôi Cá Lóc Đầu Nhím Ở Đồng Tháp

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

29/03/2013
Thả Nuôi Hơn 28.000 Ha Cua Biển Ở Kiên Giang Thả Nuôi Hơn 28.000 Ha Cua Biển Ở Kiên Giang

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

29/03/2013
Người Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở Xã Phương Viên Người Nuôi Chim Trĩ Đỏ Ở Xã Phương Viên

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

29/03/2013