Giá / Mô hình kinh tế

Nhãn Châu Thành Trên Đà Khôi Phục

Nhãn Châu Thành Trên Đà Khôi Phục
Tác giả: 
Ngày đăng: 03/08/2013

Sau hơn 3 năm xử lý dịch bệnh chổi rồng, gần 100 gốc nhãn tiêu da bò của ông Nguyễn Văn Tám ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) tưởng chừng như phải đốn bỏ thì nay đã ra hoa và cho trái. Theo ông Tám, khi thấy cây ra cơi đọt mà không bị chổi rồng, nên ông đã bón phân và xử thuốc, không ngờ các cơi đọt đều ra hoa và đậu trái hơn 60%.

Đáng chú ý, các cơi đọt ra hoa từ những cành đã từng bị chổi rồng ở các vụ trước. Theo ông Tám thì nguyên nhân khiến cây ra đọt và đậu trái là do khi cây bị chổi rồng, không thể cho trái nhưng nhà vườn vẫn bón phân, tưới thuốc nên cây đã dần dần phục hồi khả năng sinh trưởng và chống chọi với dịch bệnh. Ngoài ra, với việc hỗ trợ chi phí dập dịch từ phía ngành chức năng trên diện rộng đã giúp cho dịch bệnh được kiềm chế.

Không riêng vườn nhà ông Tám, mà hầu hết các vườn nhãn tại Châu Thành đều ra hoa và mang trái trong vụ này. Tỉ lệ trái dao động từ 60 - 80% tùy vào điều kiện chăm sóc của nhà vườn. Với chi phí xử lí ra hoa, nhà vườn chỉ mất từ 500 - 700 ngàn đồng/công, ít hơn từ 300 - 500 ngàn đồng so với chi phí xử lý chổi rồng, nhưng nhà vườn tỏ ra rất phấn khởi vì nhãn đã cho trái trở lại.

Ông Phan Anh Thể - nhà vườn ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành cho biết, năm 2013 ông tập trung xử lý, tưới thuốc nhưng vẫn ra bông chổi rồng. Còn trong vụ này, ông dự định không xử lý bông trái mà sẽ đốn bỏ chuyển sang trồng loại cây ăn trái khác, nhưng sau những đợt mưa vừa qua ông thấy vườn nhãn ra đọt non nên bón phân, tưới thuốc đến nay vườn nhãn đã ra trái đạt 70% so với trước khi có bệnh chổi rồng”.

Theo đánh giá của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh có thể là do các biện pháp quản lý dịch bệnh chổi rồng trong thời gian qua phát huy tác dụng. Hiện diện tích bị chổi rồng nặng trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt và chỉ còn khoảng 800ha so với hơn 3.000ha diện tích nhãn toàn huyện. Trong đó có trên 1.000ha nhãn đang ra hoa đậu trái với tỉ lệ từ 50 - 70%. Tập trung nhiều nhất tại các xã An Khánh, Phú Hựu, Hòa Tân... Những tín hiệu tích cực này cho thấy vườn nhãn Châu Thành đang trên đà khôi phục.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Rau Xanh Vào Vườn Người Jrai Đưa Rau Xanh Vào Vườn Người Jrai

Phong trào làm 1.000 vườn rau xanh cho công nhân dân tộc Jrai được Công ty 74 (Binh đoàn 15) phát động từ tháng 1.2012. Ở huyện Đức Cơ (Gia Lai), đất cây công nghiệp dài ngày chiếm thế áp đảo.

03/08/2013
Nuôi Cá, Vịt... Cho Con Du Học Nuôi Cá, Vịt... Cho Con Du Học

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.

03/08/2013
Mô Hình Nuôi Cá Chình Ao Đất Mô Hình Nuôi Cá Chình Ao Đất

Từ ba, bốn năm nay, nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người nuôi cá chình là vì cá này được xếp vào loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao và đầu ra dễ dàng…

03/08/2013