Nhà Máy Đạm Cà Mau Hoạt Động, Cá Lại Chết

Cùng ngày, sáng 20/2, Nhà máy đạm Cà Mau vận hành trở lại sau khi bị trục trặc, rò rỉ khí amoniac.
Khảo sát thực thế, UBND xã Khánh An ghi nhận hiện tượng bất thường cá chết, xác cá chết phân hủy, bốc mùi tanh hôi. Khi phát hiện cá chết, bộ phận an toàn Nhà máy đạm Cà Mau thuê đò vớt cá chết đem chôn.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Cà Mau xác nhận có hiện tượng cá chết xảy ra trên kênh Rạch Dán, lại cử cán bộ xuống khảo sát hiện trường, lấy mẫu nước phân tích, nhưng chưa có kết luận hiện tượng cá chết.
Trước đó, ngày 8/2, một vài bộ phận xử lý nước thải của Nhà máy đạm Cà Mau bị tắc, xử lý không triệt để, lượng amoniac thoát ra ngoài làm cá chết trắng sông. Hàm lượng amoniac nước mặt trên sông quanh Nhà máy đạm Cà Mau cao gấp 15 lần. Nhà máy đạm Cà Mau tạm ngưng hoạt động để khắc phục. Nay vận hành trở lại lại xuất hiện cá chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ đầu tư khoa học, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho hiệu quả kinh tế cao.

Bài học từ những lần thất bại “tối mắt, tối mũi” đã giúp anh Phùng Hoàng Giang (36 tuổi, xã Long Thạnh, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) thành công với nghề nuôi ba ba giống.

Tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) có gần 18.500 con. Bà con nông hộ thường chọn nuôi các giống bò ngoại như: Bradman, RedShinhi, Sahiwal, Lymousine và bò lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại, phân bố tập trung tại các xã An Thạnh, Thành Thới A, Đa Phước Hội và Tân Trung.