Giá / Tin nông nghiệp

Nguyên tắc 4 đúng khi bón vôi

Nguyên tắc 4 đúng khi bón vôi
Tác giả: Ks. Cận
Ngày đăng: 16/05/2018

Muốn bón vôi có hiệu quả bà con cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm và bón đúng cách.

Xới đất bằng máy chuyên dụng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ vừa nghiên cứu và xây dựng thành công nhiều mô hình bón vôi cải tạo đất chua phèn trên các vườn cây ăn trái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bị suy thoái sau nhiều năm khai thác để chuyển giao cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo khuyến cáo, muốn bón vôi có hiệu quả bà con cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm và bón đúng cách.

Bón đúng loại vôi: Có 3 loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2), tùy theo tình trạng suy thoái cụ thể của từng loại đất và tác dụng của từng loại vôi mà sử dụng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Bón đúng lượng cho từng loại đất: Lượng vôi cần sử dụng cho từng loại đất cần căn cứ vào 3 yếu tố sau đây: tùy thuộc vào độ chua của đất (độ pH). Đất bị chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất ít chua bón ít vôi hơn. Đất sét bón nhiều vôi nhưng nhiều năm mới bón lại trong khi với đất cát thì không nên bón một lần với lượng quá nhiều vì nó có thể làm ức chế sự hấp thụ một số dưỡng chất khác. Tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi, nhiều năm bón lại; ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.

- Với đất sét, nhiều chất hữu cơ: nếu độ pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha; pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha; pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha, pH > 6,5 không cần bón vôi.

- Với đát cát, ít chất hữu cơ: nếu độ pH từ 3,5 đến 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha; pH từ 4,6-5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha; pH từ 5,6-6,5, bón < 250 kg vôi/ha; pH >6,5 không cần bón vôi.

Sau vài năm nếu bà con muốn bón vôi lặp lại thì cũng nên kiểm tra lại độ pH trước khi quyết định lượng vôi cần bón cho thích hợp.

Bón đúng thời điểm:

- Với vườn cây kiến thiết cơ bản (chưa cho thu hoạch) có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

- Với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như cắt cành, tạo hình, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh… nhằm làm giảm độ chua của đất sau 1 năm cây trồng khai thác đất.

Bón vôi đúng cách: Bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt liếp rồi dùng cuốc xới sâu 5-10cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.


Có thể bạn quan tâm

Đổi đời nhờ nuôi vịt đẻ Đổi đời nhờ nuôi vịt đẻ

Với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, ông Nguyễn Văn Tiêu đã xây dựng thành công mô hình nuôi vịt đẻ kết hợp thả cá, cho doanh thu gần 3 tỷ đồng

16/05/2018
Giấc mơ trồng hoa sạch của chàng trai tuổi 20 Giấc mơ trồng hoa sạch của chàng trai tuổi 20

Đào Hải Triều 25 tuổi, cùng cha chăm sóc gần 4.000m2 trồng hoa ở làng hoa Sa Đéc. Triều tốt nghiệp phổ thông, như bao thanh niên khác, cậu quyết định đi Sài Gòn

16/05/2018
Phát triển cây có múi ở phía Bắc: Vừa phát triển, vừa thăm dò thị trường Phát triển cây có múi ở phía Bắc: Vừa phát triển, vừa thăm dò thị trường

Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK không ngừng, hơn 30%/năm, rau quả là ngành đã và đang bứt phá hết sức ngoạn mục.

16/05/2018