Giá / Tin nông nghiệp

Nguy cơ sâu bệnh hại chanh leo ở Quảng Trị

Nguy cơ sâu bệnh hại chanh leo ở Quảng Trị
Tác giả: Công Điền
Ngày đăng: 04/10/2021

Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy có tới 26 đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây chanh leo trồng ở Quảng Trị.

Cây chanh leo được trồng ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá. Ảnh: CĐ.

Năm 2018, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị liên kết với Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc triển khai mô hình liên kết trồng và tiêu thụ chanh leo phục vụ chế biến và xuất khẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa, với diện tích 12 ha. Từ đó đến nay, toàn tỉnh phát triển được trên 100 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Triệu Phong.

Theo khảo sát của cơ quan chức năng, cây chanh leo ở Quảng Trị đạt năng suất trung bình đạt 15 -20 tấn/ha. Một số vườn chăm sóc tốt, tuân thủ quy trình năng suất lên tới 40 - 50 tấn/ha.

Với năng suất trên, sau khi trừ chi phí, các nhà vườn tham gia mô hình liên kết có thể lãi ròng từ 40- 100 triệu đồng/ha. Cá biệt một số vườn lãi ròng từ 150 - 200 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cây chanh leo rất mẫn cảm với các loại dịch bệnh gây hại.

Để xác định các loại sâu bệnh gây hại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã xây dựng mô hình Nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại, diễn biến một số dịch hại chính và biện pháp quản lý tổng hợp trên giống chanh leo Đài Nông 1 tại Quảng Trị, được thực hiện ở 2 xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh và Hướng Tân, huyện Hướng Hóa.

Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, có 26 đối tượng dịch bệnh gây hại, chủ yếu là nhện đỏ, nhện trắng, bệnh đốm dầu, ruồi đục quả xuất hiện và gây hại với tần suất rất phổ biến ở cả vùng đồng bằng và miền núi. Bên cạnh đó, các đối tượng bệnh héo quả, bệnh đốm nâu, bọ trĩ, bệnh virus xuất hiện với mức độ phổ biến.

Từ kết quả nghiên cứu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Sở NN-PTNT Quảng Trị ban hành quy trình sản xuất, phòng trừ tổng hợp dịch hại trên cây chanh leo, tạo tâm lý yên tâm cho bà con nông dân đầu tư thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế và làm giàu từ cây chanh leo.


Có thể bạn quan tâm

Đông Nam bộ tăng mạnh lúa đông xuân 2021-2022 Đông Nam bộ tăng mạnh lúa đông xuân 2021-2022

Do khả năng xâm nhập mặn không gay gắt, các tỉnh Nam bộ tăng tổng diện tích lúa đông xuân thêm khoảng 2.000 ha so với cùng kỳ năm ngoái.

04/10/2021
Những sáng kiến hữu ích trong ngành cao su Những sáng kiến hữu ích trong ngành cao su

Là tỉnh trồng nhiều cao su, Bình Phước xác định ứng dụng KH-CN vào sản xuất là tất yếu. Vì thế, nhiều giải pháp sáng tạo trong ngành cao su đã được ứng dụng

04/10/2021
Giải pháp canh tác lúa hiệu quả trên vùng đất nhiễm mặn Giải pháp canh tác lúa hiệu quả trên vùng đất nhiễm mặn

Bạc Liêu, Bến Tre và Kiên Giang là 3 tỉnh ven biển, nông dân hằng năm gặp không ít khó khăn do xâm nhập mặn vào cuối vụ đông xuân, đầu vụ hè thu.

04/10/2021