Giá / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Bùng Phát Bệnh Trên Tôm

Nguy Cơ Bùng Phát Bệnh Trên Tôm
Tác giả: 
Ngày đăng: 25/04/2012

Nông dân tiếp tục thiệt hại rất lớn vì tôm nuôi chết hàng loạt

Điều đáng lo ngại là các loại bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, nhưng ngành chức năng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý.

Hiện nay, nông dân nuôi thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL, TP HCM và Ninh Thuận tiếp tục bị thiệt hại do tôm chết hàng loạt.

Theo báo cáo thiệt hại trong nuôi tôm của 7 tỉnh khu vực ĐBSCL là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre và Long An, diện tích tôm bị nhiễm bệnh khoảng 13.000 ha, chiếm 2,55% tổng diện tích thả nuôi. Tuy diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh chết khá ít, nhưng lại tập trung ở các ao nuôi thâm canh nên tổn thất rất lớn. Đa phần tôm chết tầm 20 ngày tuổi, chết nhanh trong 2 ngày với triệu chứng teo gan thận. Ở một số ao nuôi ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh cũng phát hiện tôm từ 20 - 58 ngày tuổi chết do bệnh đốm trắng.

Ông Võ Trịnh Quốc Toàn, chuyên viên phụ trách thủy sản, Phòng NN&PTNT huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho biết: “Biểu hiện của tôm bệnh là kéo đàn, bỏ ăn, tấp mé chết. Gan bị teo hoặc sưng, vỏ có đốm trắng, thân đỏ, đục thân, tôm chết ở đáy nhiều hơn ven bờ. Nói chung là bệnh đốm trắng cũng có nhưng một số bệnh về gan chưa xác định bệnh cụ thể, chưa có nguyên nhân nào rõ ràng”.

Kết quả xét nghiệm bệnh gây hại trên tôm của Cơ quan Thú y vùng 6, Bộ NN&PTNT cho thấy, mẫu bệnh trên tôm ở hầu hết các địa phương là bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy. Theo ngành chức năng, hiện tượng tôm chết hàng loạt có thể do một số hộ nuôi thả ngoài thời vụ, từ tháng 1, tháng 2 đã xuống giống nên tôm dễ bị sốc do môi trường nước thay đổi đột ngột; do khâu vệ sinh ao nuôi chưa đạt và không loại trừ do thuốc diệt tạp có chứa chất Cypermethrin.

Điều làm đau đầu các nhà khoa học là bệnh hoại tử gan tụy xảy ra cả những chỗ không dùng chế phẩm Cypermethrin - đối tượng tình nghi chính gây ra bệnh này. Do chưa xác định được đầy đủ nguyên nhân gây bệnh hoạt tử gan tụy trên tôm đã gây khó khăn cho công tác phòng trừ dịch bệnh.

Trong khi các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm, để giảm thiệt hại cho người nuôi tôm, chính quyền và ngành chức năng các địa phương đã triển khai các giải pháp như: tập huấn về các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản; tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về nuôi thả thủy sản; hướng dẫn người dân tuân thủ quy trình sản xuất và vệ sinh thú y ao nuôi…

Tuy nhiên, các địa phương và nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài các biện pháp trước mắt mà các tỉnh đang làm thì các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xử lý tôm giống kém chất lượng đang lưu hành thì mới đảm bảo chống dịch hiệu quả.

Ông Dương Văn Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Long An nêu ý kiến: “Hiện nay từ Ninh Thuận, Khánh Hòa đổ dài vào đa số là chỉ kiểm tra được 1/3 trại tôm giống, 2/3 còn lại không quản lý, không kiểm dịch được nhưng người ta vẫn sản xuất, vẫn bán, giá thành thấp. Cho nên phải có tiêu chí cấp phép cho các trang trại tôm giống về chất lượng tôm giống, con giống phải qua kiểm dịch, rồi những yếu tố khác. Trại nào con giống tốt thì mới cho thành lập trại còn lại phải xử lý hết để giúp cho người nuôi đỡ bị thiệt hại”.

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, vấn đề tôm chết năm nay diễn biến phức tạp vì bệnh xuất hiện cả ở những diện tích nuôi công nghiệp của doanh nghiệp thủy sản và ở một số địa phương năm ngoái không có tôm nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng chống hiện tượng tôm chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho nông dân, các địa phương cần triển khai các giải pháp quyết liệt và tập trung, nếu không bệnh trên tôm có nguy cơ bùng phát và những thiệt hại tiếp tục xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Có thể bạn quan tâm

Khuyến Khích Người Trồng Thanh Long Sử Dụng Đèn Compact Ở Long An Khuyến Khích Người Trồng Thanh Long Sử Dụng Đèn Compact Ở Long An

Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.

25/04/2012
“Nuôi Ong Ta” Và Câu Chuyện Đi Tìm Thương Hiệu “Nuôi Ong Ta” Và Câu Chuyện Đi Tìm Thương Hiệu

Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..

25/04/2012
Nuôi Lợn Rừng - Nuôi Lợn Rừng - "Một Vốn, Bốn Lời"

Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

25/04/2012