Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.
Do chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, nên số dê của gia đình ông phát triển đồng đều, chỉ 6 tháng nuôi, lứa dê con đầu tiên bán thu đủ vốn đầu tư ban đầu. Qua 6 năm gắn bó với nghề nuôi dê, gia trại của ông luôn duy trì đàn dê với 60 con mẹ. Một năm, dê sinh sản được 2 lứa, mỗi lần sinh từ 1 đến 3 con, sau 4 tháng nuôi, dê con đạt 25 - 30 kg là xuất bán. Mỗi năm, ông Điền xuất bán 2 lần, mỗi lần 25 - 30 con, trừ chi phí cũng có nguồn thu gần 50 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Soạn, chủ tịch UBND xã, hiện xã Thạch Cẩm có 170 hộ nuôi dê, hộ ít nuôi 15 con, hộ nhiều lên tới hơn 100 con, sản lượng đạt trên 30 tấn/năm. Với giá dao động từ 110.000 đến 120.000 đồng/kg, hàng năm, nguồn thu từ nuôi dê cũng đạt gần 4 tỷ đồng, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 200 lao động địa phương. Từ nuôi dê, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.

Diễn biến thời tiết phức tạp cùng với sự thiếu chặt chẽ trong quản lý lưu thông, buôn bán gia súc, gia cầm khiến cho dịch lợn tai xanh bùng phát ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) và dịch cúm gia cầm xuất hiện (H5N1) trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).