Giá / Mô hình kinh tế

Nguồn Nghêu Giống Đang Cạn Kiệt Ở Trà Vinh

Nguồn Nghêu Giống Đang Cạn Kiệt Ở Trà Vinh
Tác giả: 
Ngày đăng: 10/06/2012

Gần 1 tháng nay, mỗi ngày có hàng trăm người dân đi dọc bãi biển dài khoảng 10 km thuộc 2 xã Dân Thành và Đông Hải (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) để cào nghêu giống bán lại cho thương lái.

Trung bình, mỗi lao động thu nhập từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm nghìn đồng sau 3 đến 4 giờ xuống biển cào nghêu giống.

Ông Nguyễn Văn Mãi, ở ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải (huyện Duyên Hải) cho biết: “Khoảng 5 năm trở lại đây, năm nào cũng có nghêu cám xuất hiện đem lại nguồn thu nhập cho bà con ven biển. Mỗi ngày, những người cào nghêu giống chỉ làm việc vài giờ chủ yếu khi nước vừa giựt ròng đến khi nước lớn. Đây là nguồn giống mà thiên nhiên ban tặng nên nhiều người gọi là của “trời cho” đối với dân nghèo”.

Buổi chiều, trời nắng gắt nhưng nhiều người vẫn ra bãi biển cào nghêu. Họ tập trung thành từng nhóm khoảng 7 đến 10 người trải dài khoảng 10km bờ biển đề cào, sàng lọc nghêu giống. Sau khi cào, sàng lọc kỹ họ mới đem con nghêu giống to bằng hạt cát có lẫn các tạp chất lên bờ bán cho thương lái.

Ông Nguyễn Văn Vẹn, ở xã Dân Thành (huyện Duyên Hải) cho biết: “Người đi cào nghêu chỉ cần sắm bộ đồ nghề gồm thanh gỗ phía dưới có lưỡi sắt và lưới mùng gắn vào với giá khoảng 150.000 đồng là có thể hành nghề suốt mùa. Người ta cào lớp đất cát trên mặt rồi đãi cát nhuyễn ra để thu con nghêu giống có lẫn với cát to rồi đem bán cho thương lái đang chờ sẵn trên bờ”.

Ông Ngô Anh Khiêm – Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết: “Mỗi ngày có hàng trăm người dân nghèo xuống biển để cào nghêu giống. Mặc dù trữ lượng nghêu giống năm nay không còn nhiều, nhưng bà con cũng có nguồn thu nhập khá”.

Theo nhiều người dân địa phương, nguồn nghêu giống tự nhiên không được khai thác sẽ biến mất hoặc di chuyển sang nơi khác. Trong khi đó, người dân khai thác chưa thật sự bài bản và thương lái muốn định giá bao nhiêu cũng được. Đồng thời, hầu hết nguồn tài nguyên này được ươm dưỡng rồi sau đó vận chuyển ra khỏi địa phương. Vì vậy, nhiều người dân cho rằng cần phải quản lý chặt chẽ việc thu mua và có kế hoạch bảo tồn, nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên này ngay tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

10/06/2012
Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú

Cảnh báo của các nhà khoa học, doanh nghiệp về mối nguy hại của con tôm thẻ chân trắng (TTCT), cũng như lợi thế của con tôm sú, đã chứng minh vai trò, tầm quan trọng của con tôm sú đối với sự phát triển của nghề nuôi và xuất khẩu thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra là Bạc Liêu làm gì để phát huy thế mạnh này và giúp con tôm sú không ngừng nâng cao giá trị.

10/06/2012
Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Từ nguồn vốn Chương trình 30a, cơ quan chức năng đã chọn hộ ông Lê Xuân Dũng (ở thôn Minh Xuân, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) để hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình nuôi cá thác lác cườm.

10/06/2012