Giá / Tin nông nghiệp

Người trồng cà phê bức xúc việc hỗ trợ hạn hán

Người trồng cà phê bức xúc việc hỗ trợ hạn hán
Tác giả: Đăng Nhật
Ngày đăng: 25/10/2016

Đợt hạn hán vừa qua, tỉnh Gia Lai được Chính phủ hỗ trợ 17,9 tỷ đồng để giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, khi địa phương tiến hành phân bổ tiền hỗ trợ thì đã nảy sinh nhiều bức xúc, ý kiến phản ứng...

Giống như những địa bàn khác của tỉnh Gia Lai, xã Ia Nhin huyện Chư Păh cũng chịu ảnh hưởng bởi hạn hán. Ông Nguyễn Đăng Hùng (thôn 1, xã Ia Nhin) cho biết: Vườn cà phê 1,4ha của gia đình ông bị giảm hụt sản lượng trông thấy. Nếu vụ mùa 2015, gia đình ông thu được 27 tấn cà phê tươi, thì năm nay sản lượng đã giảm xuống chỉ còn khoảng 17 tấn, vậy nhưng UBND xã không xét cấp tiền hỗ trợ hạn. “Tại sao tình trạng hạn hán trên địa bàn là như nhau mà khi hỗ trợ hạn hán thì người được người không” – ông Hùng bức xúc.

Trong ảnh: Người dân xã La Nhin trao đổi về vụ việc.  Ảnh: Đ.N

Ông Trương Văn Ngọt (thôn 1) cũng cho biết: vườn cà phê hơn 2ha của gia đình ông ở cách xa nguồn nước, đợt hạn hán vừa qua ông phải mua thêm nhiều ống tưới mới có thể cứu sống vườn cà phê. Tuy nhiên khi UBND xã cấp tiền hỗ trợ hạn hán thì chỉ cấp cho những vườn cà phê ở gần nguồn nước, còn vườn cà phê của ông cách xa nguồn nước thì không được hỗ trợ. “Khi cây cà phê đang héo rũ, tôi đã thông báo cho cán bộ xã xuống để kiểm tra nhưng họ không xuống. Đến khi mùa mưa tới, cây cà phê đã xanh tốt trở lại cán bộ  mới xuống xem xét  thì làm sao biết được thiệt hại như thế nào” – ông Ngọt nói.

Còn bà Phạm Thị Thủy thì phản ánh, bà không nhận được bất cứ thông báo đăng ký nhận hỗ trợ hạn hán nào từ phía chính quyền. Khi bà đến hỏi thì được chính quyền cho biết đã thông báo nhưng gia đình bà không đăng ký thì phải chịu. “Gia đình tôi có một vườn cà phê ở thôn 4 (xã Ia Nhin) và một vườn cà phê ở xã Ia Ka. Khi đi hỏi tiền hỗ trợ hạn thì được chính quyền trả lời thôn 4, thôn 1 không nằm trong địa phận bị hạn nên không được hỗ trợ, còn những vườn cà phê nằm trên địa bàn xã khác thì người dân sang xã đó đăng ký để nhận tiền” - bà Thủy cho hay.

Trao đổi với phóng viên, bà Võ Hoàng Đăng Thanh – Chủ tịch UBND xã Ia Nhin khẳng định: Chính quyền xã đã thực hiện xác minh, đánh giá và hỗ trợ hạn hán một cách chặt chẽ: “Chúng tôi đã thông báo đến từng thôn, làng để người dân kê khai thiệt hại rồi mới đi xác minh cùng với chuyên viên của phòng nông nghiệp huyện. Mức hỗ trợ dựa trên mức độ thiệt hại của cây trồng. Hộ nào có diện tích vườn cây không bị giảm năng suất sẽ không được hỗ trợ. Những hộ có đơn khiếu nại, xã cũng đã xuống tận vườn để kiểm tra, xác minh nhưng thiệt hại của họ không nằm trong mức được hỗ trợ.


Có thể bạn quan tâm

Bí kíp điều khiển xoài ra trái nghịch vụ Bí kíp điều khiển xoài ra trái nghịch vụ

Nhờ “bí kíp” điều khiển xoài ra trái nghịch vụ, ông Ngô Trong, 59 tuổi, thôn Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã thu lãi trên 1 tỷ đồng/vụ

25/10/2016
Hiệu quả trồng chanh Tứ mùa của hộ nông dân ở Xín Mần Hiệu quả trồng chanh Tứ mùa của hộ nông dân ở Xín Mần

Chị Hoàng Thị Lập cho biết: Kể từ tháng 7 đến nay, gia đình thu hái quả từ 50 cây chanh Tứ mùa bán tại chợ trung tâm xã được trên chục triệu đồng.

25/10/2016
Nông thôn mới Gia Lai: Trao cần câu không trao con cá Nông thôn mới Gia Lai: Trao cần câu không trao con cá

Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững với mục tiêu thay đổi phương thức canh tác, nâng cao chuỗi giá trị cho cây cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

25/10/2016