Giá / Mô hình kinh tế

Người Tiên Phong Chăn Nuôi Gà Công Nghiệp

Người Tiên Phong Chăn Nuôi Gà Công Nghiệp
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/06/2013

Năm 1981, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, anh Đào Văn Bằng ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long - Tam Dương luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình.

Đi tìm lời giải cho bài toán làm kinh tế, anh Bằng nhận thấy địa phương chiếm phần lớn là đất đồi, gò, diện tích đất canh tác rất ít, mỗi khẩu chỉ được 1 sào, có giỏi cày cấy cộng với giống lúa tốt thì gia đình cũng chỉ đủ ăn, không có tích lũy. Bỏ tư duy “Con trâu đi trước cái cày theo sau”, năm 1986 anh Bằng mạnh dạn cùng gia đình nhận khoán 3,5 ha đất đồi và tham gia dự án trồng Bạch đàn. Mặc dù tận dụng được lao động nhàn rỗi của gia đình để tham gia Dự án, nhưng sau một thời gian anh nhận thấy việc trồng bạch đàn không đem lại hiệu quả kinh tế.

Không nản việc bỏ ruộng lên đồi, năm 1990 anh phá bỏ đồi bạch đàn sang trồng cây ăn quả, giống cây khi đó được anh trồng chủ yếu là Vải. Thời gian đầu, cây vải cho thu hoạch cũng kha khá những rồi thời gian sau do chất đất, giống vải lục ngạn anh mang về trồng không còn ngọt nữa mà bị thoái hóa trở nên chua, mang đi bán rẻ cũng không có người mua. Vậy là bài toán làm kinh tế từ mô hình trồng cây ăn quả đối với anh Bằng coi như thất bại. Không chịu bó tay trước những thất bại, anh Bằng chịu khó đi đến các địa phương lân cận để tìm hiểu, học hỏi cách làm kinh tế gia đình của anh em, bạn bè.

Trong cái khó, ló cái khôn, qua tìm hiểu thực tế, anh được biết Công ty Japfa ComFeed của Indonesia (đóng chân trên địa bàn huyện Tam Dương) đang phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt gia công. Từ năm 2003 gia đình anh chuyển hướng làm kinh tế từ trồng cây ăn quả sang chăn nuôi gà. Được sự tư vấn của Công ty, anh mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng một khu chuồng nuôi kín theo tiêu chuẩn với diện tích 600m2 và tiến hành nuôi thử 5.000 con gà thịt. Lứa gà đầu tiên nuôi thành công, gia đình anh được Công ty trả công với số tiền là 8 triệu đồng.

Kết năm đầu tiên nuôi thí điểm gia công gà thịt theo hướng công nghiệp, gia đình anh Bằng thu được gần 30 triệu tiền công. Năm 2004, để mở rộng quy mô chăn nuôi, anh tiếp tục ký hợp đồng chăn nuôi gà cho Công ty Japfa và xây thêm khu chuồng kín 600m2. Năm đó, gia đình anh nuôi được 40.000 con gà thịt, trừ chi phí thu được trên 70 triệu đồng. Từ nhận chăn nuôi gia công gà có lãi, kinh tế gia đình của anh Đào Văn Bằng nhờ đó ổn định, có tích luỹ để phát triển sản xuất.

Có thể nói, mô hình nuôi gà công nghiệp của gia đình anh Đào Văn Bằng ở thôn Đồng Vang có đầu tiên ở xã Kim Long. Từ mô hình chăn nuôi này nhiều hộ trong thôn, xã đã đến học hỏi, làm theo và được anh Bằng nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn. Hiện nay, xã Kim Long đã có 47 trang trại chăn nuôi gia cầm với số lượng 470.000 con, từng bước hình thành khu chăn nuôi tập trung của địa phương.

Sau khi tích luỹ được kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi và đồng vốn, đồng thời tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, năm 2007 gia đình anh Bằng chuyển hướng phát triển chăn nuôi tự túc (không nuôi gia công cho Công ty). Với quy mô và công suất nuôi 40.000con/năm, năm đầu phát triển chuăn nuôi theo hướng tự túc, gia đình anh Bằng đã có lãi trên 220 triệu đồng/năm; năm 2008 thu lãi 245 triệu/năm.

Không chỉ là người tiên phong trên lĩnh vực chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp của xã, anh Bằng còn là người đầu tiên của địa phương mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng. Năm 2009, qua tìm hiểu và được xem trên chương trình truyền hình về mô hình nuôi lợn rừng, anh Bằng nhận thấy nuôi lợn rừng cũng là một hướng đi mới và có hiệu quả. Được bạn bè giới thiệu, anh Bằng đã liên hệ với Trại chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mạnh dạn đầu tư mua 55 con lợn rừng giống với tổng số vốn 400 triệu đồng.

Sau một năm đầu tư chăn nuôi, gia đình anh bán được 30 con với giá thị trường 250 ngàn đồng/kg, trừ chi phí đã cho thu lãi 80 triệu đồng. Hiện nay, đàn lợn rừng của gia đình anh Bằng có 80 con, đang phát triển tốt. Với hiệu quả kinh tế cao, mô hình chăn nuôi lợn rừng có thể nhân ra diện rộng. Năm 2009, từ chăn nuôi gà và lợn rừng, gia đình anh đã có lãi gần 300 triệu đồng.

Kết hợp giữa chăn nuôi, chăm sóc với vệ sinh chuồng trại theo đúng quy định, mô hình phát triển trang trại chăn nuôi của gia đình anh Đào Văn Bằng ở thôn Đồng Vang, Kim Long (Tam Dương) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bản thân anh Bằng còn là một trong 47 thành viên của Hội chăn nuôi gia cầm của địa phương. Với những thành tích trong phát triển chăn nuôi anh Đào Văn Bằng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng Bằng khen.


Có thể bạn quan tâm

Rau An Toàn Bí “Đầu Ra” Rau An Toàn Bí “Đầu Ra”

Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn hiện nay rất lớn. Theo TS Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn chính sách chiến lược thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - ISARD, chẳng hạn như ở thị trường Hà Nội, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của riêng khu vực nội thành đã lên tới 1.500 tấn/ngày. Tại các thị trường lớn như TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai... lượng rau xanh cũng không đủ tiêu dùng.

12/06/2013
Anh Trần Văn Tám Với Mô Hình Trồng Rau Bồ Ngót Anh Trần Văn Tám Với Mô Hình Trồng Rau Bồ Ngót

Về xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang), nói về anh nông dân giàu lên nhờ trồng rau bồ ngót, ai cũng biết anh Trần Văn Tám. Sinh ra trong một gia đình nghèo nên anh Tám luôn khao khát có cuộc sống khấm khá để "bằng bạn bè". Năm 1988 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Cam-pu-chia trở về, anh lập gia ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, gia đình cho anh 1,2 ha đất ở ấp 3, xã Tân Lập I, huyện Tân Phước.

12/06/2013
Sản Xuất Đại Trà Giống Cá Hồng Bạc: Gặp Khó Khăn Sản Xuất Đại Trà Giống Cá Hồng Bạc: Gặp Khó Khăn

Sau khi thực hiện thành công đề tài khoa học cấp tỉnh về “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775)”, nhóm tác giả do Thạc sĩ Nguyễn Địch Thanh (Khoa Nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm đang hoàn thành quy trình sản xuất giống và tiến hành chuyển giao công nghệ cho người dân

12/06/2013