Giá / Mô hình kinh tế

Ngư Dân Điêu Đứng Vì Hàng Trăm Tấn Cá Lăn Ra Chết

Ngư Dân Điêu Đứng Vì Hàng Trăm Tấn Cá Lăn Ra Chết
Tác giả: 
Ngày đăng: 01/10/2011

Gần 100 hộ nuôi cá lồng tại đầm Lập An ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, không dám tin vào mắt mình khi chỉ trong hơn 1 ngày, toàn bộ số cá nuôi trong lồng có giá trị cao đang gần đến kỳ thu hoạch của họ đã chết sạch.

Theo thống kê ngày 29/9 của UBND Thị trấn Lăng Cô, có tất cả 93 hộ nuôi tại thôn An Cư Đông I và  An Cư Đông II bị chết gần như toàn bộ cá mú nuôi. Tổng cộng có 469 lồng có cá chết (gần 150 tấn cá) với tổng trị giá thiệt hại lên đến gần 15 tỷ đồng.

Cá chết đang ở giai đoạn 0,4-0,7kg, ngoài da lở loét mẩn đỏ, mắt lồi ra ngoài. Cá mú đen và cá mú đỏ chết nhiều nhất, tiếp đến là cá hồng.

Sự việc bắt đầu vào sáng 28/9 khi các hộ nuôi cá ra kiểm tra lồng cá và cho cá ăn. Lúc này họ thấy hàng loạt cá đã chết, nằm phơi bụng trên mặt nước. Một số khác thì ngắc ngoải không bơi được, nằm yên trong lồng. Toàn bộ cá bệnh trên lớp da có màu đỏ và lở loét nặng. Vì quá xót của và không hiểu nguyên nhân nên rất nhiều người dân có cá chết đã kéo đến UBND thị trấn Lăng Cô yêu cầu cán bộ về giải quyết.

Ngay ngày hôm sau, đoàn làm việc của Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh và Trung tâm Khuyến Nông Lâm ngư tỉnh TT-Huế đã về địa phương kiểm tra mẫu nước, đo độ mặn, nồng độ Kiềm, pH, PO4, NO3, NH4-NH3 tại 3 điểm quan trắc để chuẩn bị có kết luận nguyên nhân cá chết.

Vượt gần 100km, chúng tôi đã có mặt kịp thời tại thị trấn vào sáng 29/9 để ghi nhận về tình hình cá chết đang làm bà con điêu đứng. Theo quan sát, gần như toàn bộ các lồng nuôi cá đã được kéo hết lên bờ vì trong đã không còn cá. Số cá mới chết được ướp đá vận chuyển lên xe ra Bắc, vào Nam bán tháo. Một số còn lại được dân ướp muối làm mắm. Riêng cá còn sống đang được ngư dân chăm sóc bằng cách bỏ thuốc chống khuẩn hay kéo đến các vị trí có nguồn nước chưa bị ô nhiễm.

Anh Lê Văn Thùy, đại diện cho hộ nuôi cá nhiều nhất thôn An Cư Đông I thẫn thờ nói: “Nhà tôi nuôi 60 lồng cá mú đang gần đến lúc thu hoạch thì đã chết hết 45 lồng. Cá mú bán rất có giá trị, 1kg bán được gần 300 ngàn đồng. Ước tính một lồng cá chết gồm 300 con bị mất từ 40 đến 55 triệu. Tổng thiệt hại nhà tôi lên tới từ 1,4 đến 1,6 tỷ đồng. Đã có kinh nghiệm nuôi cá 20 năm nhưng chưa bao giờ bà con chúng tôi lại thấy hiện tượng quá bất thường như ri. Đề nghị chính quyền giúp đỡ bà con gấp và cho giải pháp để bảo vệ đàn cá còn sót lại khỏi chết”.

Một hộ chuyên thu mua cá, ghẹ ở đây cũng cho biết, qua một đêm 27/9, toàn bộ gần như 2/3 cá và ghẹ gồm 8/10 lồng cá mú và 1,5/2,5 tạ ghẹ đã chết hết, số còn lại ngắc ngoải không biết khi nào chết tiếp, thiệt hại ước tính gần 400 triệu đồng. Theo thống kê chưa đầy đủ, hộ thiệt hại thấp nhất cũng trên 100 triệu trở lên, hộ nhiều nhất thì gần 1,5 tỷ đồng.

Theo nhiều người dân, nguyên nhân cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm. Có thể chủ yếu là do hệ thống ống cống xả thải trong khu dân cư thị trấn Lăng Cô đã đổ nước thải đột ngột ra đầm nuôi cá làm cá bị ngột và chết. Đây là hiện tượng bất thường lần đầu xảy ra trong 20 năm nuôi cá của dân ở đây.

Trao đổi với ông Trần Văn Giảng, Chủ tịch UBND Thị trấn Lăng Cô được biết “Nguyên nhân làm chết cá có thể trong trận mưa to kéo dài mấy ngày vừa qua do ảnh hưởng bão số 4 đã làm ngọt hóa nguồn nước lợ ở đầm nuôi cá và cuốn theo các cặn bã tích tụ cả mùa khô ở trong đường cống dẫn thải từ khu dân sinh thị trấn ra đầm.

Hiện chúng tôi đang khẩn trương hướng dẫn bà con di chuyển đàn cá nuôi ra khỏi vùng bị ô nhiễm. Trước lúc di chuyển thì phải vệ sinh lồng bè và tắm cho cá, tăng cường bổ sung vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Riêng các hộ nuôi cá đạt thương phẩm nên tiến hành thu bán tránh lây bệnh và thiệt hại do bão lũ. Trong những ngày tới, cán bộ chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, quan trắc để có giải pháp tiếp theo”.

Tại thị trấn Lăng Cô có tổng số 315 hộ nuôi cá lồng tại đầm nước lợ Lập An - đoạn gần dẫn ra cửa biển Lăng Cô. Một lồng cá nuôi ở đây khoảng 3 tạ với hơn 300 con. Cá thu hoạch được từ 0,7-1kg. Các loại cá chết gồm cá mú đỏ, cá hồng, cá giò. Cá mú đỏ chết ít hơn. Riêng cá vảo đang nuôi với số lượng ít thì sống bình thường

ca mu chet hang loatCá chết có màu hồng ở da và lở loét hai bên thân

ca mu, ky thuat nuoi ca chem
Những lồng cá đã hết cá nằm chỏng gọng trên bờ

ca mu, nuoi ca loc, nuoi ca ro, nuoi ca treHàng loạt lồng nuôi cá ngư dân Lăng Cô bị tê liệt vì cá chết bất ngờ hàng loạt trong thời gian ngắn. Các hộ dân tập trung lại để kéo lồng cá lên mặt nước để lấy cá tiêu hủy

ca mu, nuoi ca dieu hong, nuoi ca ro phi
Một lồng cá mú còn sót lại mấy con còn sống

ca mu, ca chet co mau hong va lo loet hai benKhung cảnh nhộn nhịp như trong một phiên chợ nhưng tất cả ngư dân đều quá buồn vì không còn gì

ca mu, nuoi ca bong tuong, nuoi ca that lat, nuoi ca tai tuong
Cá chết nằm phơi bụng

ca mu, nuoi ca chinh, nuoi ca chim

ca mu, nuoi ca bong cat, nuoi ca duoiNhiều ngư dân đã kéo đến UBND thị trấn Lăng Cô yêu cầu cán bộ về giải quyết

cac benh thuong gap ca mu
Người dân bức xúc trao đổi với PV

ky thuat nuoi ca muMột tiểu thương đang ướp đá đống cá đã bị nhiễm bệnh chuẩn bị đưa đi bán

nuoi ca mu
Số cá chết còn được ướp muối làm mắm

ca mu, nuoi ca nau, ca ngatTheo người dân 2 thôn, nguyên nhân cá chết là do nước thải của khu dân cư đã xả thẳng ra đầm với mật độ chất thải độc hại lớn


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Luân Canh Cá - Lúa

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cùng đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang kết hợp Trạm Khuyến nông huyện Cai Lậy tổ chức thí điểm mô hình nuôi luân canh cá-lúa ở ấp Bắc, xã Tân Phú bước đầu mang lại kết quả khả quan.

01/10/2011
Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao

Dọc theo con đường nhựa nằm uốn mình bên cạnh các sườn núi và có những điểm lên đồi xuống vực tạo cho chúng tôi một cảm giác chơi vơi nhưng rồi địa điểm chúng tôi cần cũng đã hiện ra trước mắt, đó chính là trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song

01/10/2011
Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.

01/10/2011