Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển”
Từ giữa tháng 10.2011 đến nay, ngư dân Bình Định liên tục trúng mùa cá biển, trong đó trúng đậm nhất là cá nục gai.
Theo các ngư dân, mỗi chuyến biển từ 1 - 2 ngày, bình quân mỗi tàu thuyền có thu nhập từ 12 - 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền còn lãi từ 4 - 25 triệu đồng.
Các loại cá khai thác được phần nhiều dùng để chế biến chả cá, ngoài ra còn cung cấp cho thị trường ở TP Quy Nhơn và đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk…
Tại Cảng Quy Nhơn mấy ngày qua luôn nhộn nhịp tàu thuyền đánh cá cập bến mỗi ngày 2 phiên, phiên thứ nhất từ 2 giờ sáng kéo dài đến khoảng 9 giờ; phiên thứ hai từ 12 giờ đến 15 giờ. Hàng ngàn thương lái và các dịch vụ hậu cần nghề cá tấp nập đổ về đây để mua bán.
Ông Nguyễn Đình Thạnh, cán bộ phụ trách khai thác thủy hải sản của Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, cho biết: “Nhờ cá xuất hiện nhiều nên sản lượng khai thác từ đầu tháng 10 đến nay của ngư dân Quy Nhơn đạt khoảng 3.000 tấn, ngang bằng với cả tháng 9 trước đó. Dự kiến đến hết tháng 10.2011, ngư dân sẽ khai thác được 3.500 tấn”.
Tại Quy Nhơn, hiện có 384 tàu cá hoạt động bằng nghề giã cào (còn gọi là nghề lưới kéo) đang tập trung bám biển tại vùng biển ven bờ của tỉnh Bình Định để khai thác.
Có thể bạn quan tâm
Anh Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện các vườn quýt trên địa bàn xã đang bước vào đợt hái tuyển trái non.
Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân.
Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to