Nghiên Cứu Giống Tôm Có Khả Năng Kháng Bệnh
Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.
Theo đó, TransGenada sẽ dùng khoản tài trợ này để tiến hành các hoạt động nghiên cứu nhằm tạo ra các dòng tôm thẻ chân trắng mới có khả năng miễn dịch (bằng cách sử dụng cơ chế sẵn có của tôm để tạo ra các đặc điểm gen riêng biệt). Nhờ vào những tiến bộ công nghệ sinh học mới nhất, hệ miễn dịch của các dòng tôm này sẽ được củng cố để có thể chống lại một số bệnh nguy hiểm. Công nghệ mà TransGenada sử dụng cho phép tăng cường khả năng kháng bệnh trên tôm, chống lại các dịch bệnh có thể xảy ra. Ông Jeremy Ellis, Giám đốc điều hành
Công ty TransGenada cho biết “Mục tiêu của chúng tôi khi bắt tay vào nghiên cứu Dự án này là để giúp đổi mới ngành nuôi tôm. Chúng tôi tin rằng công nghệ của chúng tôi không chỉ mang lại tiềm năng lớn cho ngành nuôi tôm mà còn góp phần tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng. Do vậy, chúng tôi đánh giá cao sự tin tưởng mà Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã dành cho chúng tôi, cũng như mong đợi được thấy thành quả mà sản phẩm của chúng tôi mang lại”.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.
Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).