Nghề Nuôi Rắn Xuất Khẩu Thu Lợi Nhuận Lớn Ở Phú Thọ
Tác giả:
Ngày đăng: 11/05/2012
Nghề nuôi rắn ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh và sản phẩm rắn đã xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực châu Á, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho người dân.
Ông Lê Quang Sử, người đầu tiên mang nghề nuôi rắn về làng cho biết, ngày đầu ông mang rắn về nuôi cả nhà khiếp sợ, dân làng cho ông là điên khùng, bởi loài rắn ông nuôi là rắn hổ phì rất độc, khi bị cắn có thể chết người. Từ vài cặp nuôi để rút kinh nghiệm, dần dần ông phát triển lên tới 500 - 600 con, mỗi năm gia đình ông cho thu nhập vài trăm triệu đền cả tỷ đồng.
Thấy dễ nuôi, ít bệnh tật, lại có giá trị kinh tế cao, các con cháu trong dòng họ bỏ nghề làm thuê ở lại quê theo ông làm nghề nuôi rắn. Người trong xã cũng kéo đến tham quan học ông cách nuôi rắn. Khi mới nuôi thương lái chưa biết ở Tứ Xã có nghề nuôi rắn, nên ông Sử đã phải đi khắp các làng rắn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Do rắn của xã Tứ Xã chủ yếu nuôi từ thịt cóc bắt sống trong môi trường tự nhiên, không ăn thịt gà công nghiệp như ở các nơi khác nên được nhiều thương lái ưu thích, nhất là các thương lái Trung Quốc. Hiện rắn không đủ phục vụ thị trường xuất khẩu.
Theo kinh nghiệm của ông Sử, rắn hổ phì là động vật kỵ nước và ở rất sạch do vậy chuồng lúc nào cũng phải khô ráo, sạch sẽ. Mùa đông chuồng nuôi rắn phải kín cửa để che lạnh và che gió, mùa hè thoáng mát. Nếu chuồng trại bẩn rắn sẽ mắc các bệnh như: ỉa chảy, viêm phổi, vôi gan, sưng mật và có thể chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Rắn có thể bán lúc nào cũng được, nhưng khách hàng thường chọn rắn từ 2 kg trở lên. Để nuôi được trọng lượng này thì người nuôi phải nuôi rắn trong khoảng 17 tháng tuổi.
Từ vài hộ nuôi nhỏ lẻ, đến nay Tứ Xã đã có 430 hộ nuôi rắn sinh sản, rắn con ấp nở với tổng số trên 40.000 con, bình quân mỗi hộ nuôi trên dưới 100 con, nhiều hộ mở rộng quy mô nuôi lên tới 500 - 600 con. Mỗi năm cả xã xuất khẩu trên 70 tấn, đạt doanh thu trên 70 tỷ đồng. Rắn đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực châu Á. Nhờ nghề nuôi rắn đời sống vật của người dân nâng lên ro rệt, không ít hộ đã trở nên giàu có, xây dựng được nhà cao tầng, sắm xe máy đời mới, mua được cả ô tô đắt tiền.
Nghề nuôi rắn phát triển, Hội nuôi rắn được thành lập bước đầu có nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức cho các thành viên của làng trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, xây chuồng trại, cho rắn đẻ và ấp trứng, phòng chữa bệnh, vay vốn cho các hội viên phát triển sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm…Cuối năm 2009, nghề nuôi rắn xã Tứ Xã được tỉnh công nhận là làng nghề, đánh dấu một bước phát triển, dần khẳng định thương hiệu sản phẩm rắn Tứ Xã. Hiện Tứ Xã đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xây dựng thương hiệu cho làng nghề tạo bước đệm cho sự phát triển bền vững cho nghề sau này; đồng thời nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm từ rắn như: rắn sống, thịt rắn, rắn ngâm rượu, nọc rắn, da rắn, cao rắn, cao rắn ngâm mật ong... phục vụ đa dang nhu cầu người sử dụng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động..../.
Có thể bạn quan tâm
Trăn Trở Với Nghề Nuôi Nhím
Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.
11/05/2012
Quả Ngọt Trên Vùng Đất Trũng
“Bén duyên” với vùng đất trũng từ năm 2011, mô hình trồng sen lấy hạt được triển khai tại cánh đồng La Băng và Bàu Đan thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) từ nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân.
11/05/2012
Chuẩn Bị Ao Nuôi Và Chọn Cá Lóc Giống
Vài năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang nhận thấy cá lóc dễ nuôi và có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên nghề nuôi cá lóc thịt trở nên khá phổ biến...
11/05/2012