Ngành Thủy Sản Việt Nam Đối Mặt 3 Trở Ngại Lớn
Theo các doanh nghiệp(DN) thủy sản, chi phí cho hoạt động nuôi trồng và khai khác thủy sản tăng quá lớn, thất thoát sau thu hoạch ở mức cao dẫn tới nguồn cung nguyên liệu thiếu và không ổn định. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu nguyên liệu, khó tiếp cận tín dụng ngân hàng và các khoản phí DN phải trả cũng khiến giá cả mặt hàng thủy sản giảm sút tính cạnh tranh.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương cho biết: “Thị trường người ta cũng không yêu cầu chúng ta phải đưa ra tần suất kiểm, trong khi chúng ta lại đưa ra tần suất kiểm kéo dài thời gian, động vốn DN, gây lãi suất cao hơn. Sức cạnh tranh sẽ giảm. Vấn đế nút thắt này nằm ở chỗ cụ thể là các cơ quan Bộ mà có liên quan cộng với vấn đề chính sách của Nhà nước đi đôi với vần đề ngân hàng cho nông nghiệp và xuất khẩu.”
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vốn đang rất bức xúc hiện nay, nhiều DN cho rằng, muốn giải quyết vấn đề này, không đơn thuần là tăng hình thức phạt hoặc gia tăng kiểm tra ở đầu cuối, mà phải gia tăng kiểm soát suốt cả chuỗi từ gây giống đến nuôi trồng-đánh bắt- chế biến- xuất khẩu.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Cty Thủy sản và thương mại Thuận Phước, Đà Nẵng cho biết: “ Chúng tôi chỉ là nhà đầu bếp, chế biến thôi, mà nhà đầu bếp giỏi không thể biến con cá ươn thành đĩa thức ăn thịnh soạn. Muốn thức ăn tốt thì phải kiềm tra từ đầu khâu nguyên liệu. Con tôm cũng vậy, chúng tôi không thể kiểm soát được kháng sinh của con tôm. Vì con tôm về tới chúng tôi là nó chết rồi. Con tôm nó đã mắc bệnh từ khi nó còn sống kìa. Như vậy muốn một con tôm chất lượng tốt thì phải bảo đảm nguồn giống tốt.”
VSATTP là vấn đề bức xúc của ngành thủy sản- Ảnh minh họa
Theo nhiều DN, trong năm nay, thị trường thủy sản truyền thống của VN là khối EU sẽ chững lại. Vì vậy, cần phải có những bước đi mới để mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, đây là vấn đề khó, cần sự chung tay của các DN.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Mục tiêu là đảm bảo tất cả các DN ở Việt Nam có điều kiện thuận lợi đề duy trì và phát triển thị trường ở các nước. Cái chúng tôi lo ngại là mất thị trường Nhật cho tất cả các DN. Có thể một số DN nhẹ nhàng hơn nhưng cả nước Việt Nam mất thị trường Nhật, mất thị trường Canada. Nếu bây giờ chúng ta cùng nhau bàn áp dụng một hệ thống mà không áp mất thị trường Nhật, thị trường Canada cho tất cả DN ngồi đây và các DN không có mặt thì chúng tôi hoàn toàn đồng ý để áp dụng.”
Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỉ USD và tiến tới mục tiêu xa hơn là 10 tỉ USD vào năm 2020, ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần nhiều hơn nữa những biện pháp hỗ trợ và giải tỏa kịp thời của nhà nước liên quan tới vốn, con giống và chính sách kiểm soát VSATTP thủy sản xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân Lê Văn Chơn (31 tuổi) ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) cho biết, tận dụng ao nuôi cá tra bỏ trống (khoảng 5.000m2), ông chuyển sang mô hình nuôi trứng nước.
Nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, ngày 10-2-2012, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Dự án "Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt laisind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội" và giao cho Công ty Giống gia súc Hà Nội làm chủ đầu tư. Sau hơn một năm thực hiện, bước đầu dự án đã thu được những kết quả khả quan.
Là địa phương có thế mạnh về cây ăn trái, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) đang tích cực phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống người dân nông thôn...