Giá / Mô hình kinh tế

Ngành Thủy Sản ASEAN Sẽ Xây Dựng Tiêu Chuẩn Chung Trong Nuôi Thủy Sản

Ngành Thủy Sản ASEAN Sẽ Xây Dựng Tiêu Chuẩn Chung Trong Nuôi Thủy Sản
Tác giả: 
Ngày đăng: 25/01/2014

Hơn 65 đại diện của ngành thủy sản Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung thảo luận việc xây dựng tiêu chuẩn chung cho tôm nuôi và nghị định thư Dự án Phát triển thủy sản bền vững (FIP) vào cuối tháng 12/2013 tại Băng Cốc, Thái Lan.

Đại diện là các nhà sản xuất tôm, ngư dân, nhà chế biến, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chứng nhận và viện nghiên cứu từ Inđônêxia, Philipin, Thái Lan, Việt Nam... đã tham dự các cuộc họp song phương do Dự án Tối đa hóa Lợi nhuận trong Nông nghiệp bằng Tri thức, Phát triển DN và Thương mại (MARKET USASEAN) của USAID tài trợ.

Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm thủy sản đạt đủ các tiêu chuẩn và chương trình chứng nhận tự nguyện của các tổchức phi chính phủ như ASC, GAA hay MSC. Trong khi đó, vẫn có khoảng cách đáng kể giữa những thực tế mà các nhà sản xuất thủy sản ASEAN phải đối mặt và các mục tiêu phát triển bền vững của các tổ chức NGO và khách hàng tại thị trường xuất khẩu.

Để thu hẹp khoảng cách này, tại cuộc hội thảo về nhóm đặc trách công – tư ASEAN về khai thác và NTTS bền vững, các thành viên của ngành thủy sản ASEAN đã nhất trí cần xác định và quản lý các tiêu chuẩn nuôi tôm trong khu vực và nghị định thư FIP .

Ông Corey Peet, chuyên gia nuôi và khai thác thủy sản bền vững của dự án đã nêu bật cơ hội, cách tiếp cận nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chung và các nghị định thư chung, phản ánh hiện thực sản xuất trong khu vực và giải quyết các yêu cầu về môi trường và xã hội.

Tại cuộc họp tháng 12/2013, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản các nước thành viên ASEAN đã đồng ý tiến tới việc xây dựng các tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN và nghị định thư FIP thông qua quy trình đa phương, tổng hợp và minh bạch dựa trên Quy tắc Thực hành tốt các tiêu chuẩn bền vững của Liên minh của ISEAL (http://www.isealalliance.org) và tiêu chí đánh giá tính bền vững của Monterey Bay Aquarium (http://www.seafoodwatch.org).

Dự án MARKET USASEAN cam kết là cơ quan trung lập và hỗ trợ ngành thủy sản thành lập các nhóm công tác trong khu vực nhằm phát triển các tiêu chuẩn nuôi tôm và nghị định thư FIP ASEAN đến tháng 3/2015.

Trong giai đoạn tiếp theo, các cuộc họp công khai sẽ được tổ chức ở nhiều nước ASEAN từ tháng 2-5/2014. Thời gian và địa điểm dự kiến của các cuộc họp công khai đầu tiên như sau:

• Ngày 19-21/2/2014, Nghị định thư ASEAN FIP và tiêu chuẩn tôm, thành phố General Santos, Philipin.

• Ngày 24- 25/ 2/2014, Nghị định thư FIP ASEAN , Nha Trang, Việt Nam,

• Ngày 27- 28/ 2/2014: Tiêu chuẩn tôm ASEAN, Cần Thơ, Việt Nam

• Ngày 11-12/4/ 2014: Hội nghị tiêu chuẩn tôm ASEAN, Surabaya, Inđônêxia

Các cuộc họp công khai bổ sung dự kiến tổ chức tại Inđônêxia và Thái Lan, và các nước ASEAN có tiềm năng khác trong tháng tới, khuyến khích các bên liên quan tham dự. Để biết thêm thông tin về các cuộc họp công khai xin vui lòng liên hệ:

Bà Zhen Yi Ng, Chuyên gia Chương trình của Dự án Market: z-ng@nathaninc.org

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng – Phó chủ tịch VASEP: dungnh@vasep.com.vn

Khi hoàn thành các cuộc họp công khai, các nhóm công tác trong khu vực sẽ xây dựng một dự thảo mới về tiêu chuẩn chung.

Nghị định thư sẽ được phát hành để lấy ý kiến công 60 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.

25/01/2014
Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn)

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.

25/01/2014
Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

25/01/2014