Giá / Mô hình kinh tế

Ngành Cá Tra Đang Gặp Nhiều Khó Khăn Do Cung Vượt Cầu

Ngành Cá Tra Đang Gặp Nhiều Khó Khăn Do Cung Vượt Cầu
Tác giả: 
Ngày đăng: 14/10/2013

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu tiếp tục tái khẳng định và nhấn mạnh tại hội thảo “Liên kết trong chuỗi cá tra-vấn đề tín dụng và hợp đồng” do Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức tại TP Cần Thơ vào sáng 9-10-2013.

Ngành cá tra Việt Nam đang trong tình trạng rất khó khăn, nhiều người nuôi cá tra phải treo ao do chi phí sản xuất đầu vào ngày càng tăng nhưng giá cá bán ra thấp. Doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu mua cá nợ tiền chậm trả, trong khi họ lại cho các nhà nhập khẩu hàng nợ tiền, dẫn đến dòng tín dụng đang có lợi cho nhà nhập khẩu, khiến cả doanh nghiệp và nông dân nuôi cá trong nước đều gặp khó…

Nhiều diễn giả và đại biểu tham dự hội thảo phân tích, nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên do sản lượng cá tra trong nước đang thừa so với nhu cầu thị trường, khiến giá cá tra xuất khẩu sụt giảm mạnh và làm nảy sinh nhiều hệ quả xấu khác như: người nuôi bị phá sản, ngân hàng siết chặt tín dụng, nông dân và doanh nghiệp bị thiếu vốn…Thời gian qua, nhằm giành lấy thị phần, có không ít doanh nghiệp làm ăn không chân chính đã tìm mọi cách hạ giá xuất khẩu, thậm chí cho nhà nhập khẩu nước ngoài nợ tiền.

Đặc biệt, từ khi có nhiều doanh nghiệp tham gia việc tự nuôi cá tra để chế biến xuất khẩu thì tình trạng doanh nghiệp ép giá thu mua cá và chiếm dụng vốn của nông dân càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, do nông dân còn bị động trong tiêu thụ sản phẩm và thiếu các thông tin về thị trường, về pháp luật… nên khả năng thương lượng, đàm phán với doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là khi cá bị tồn đọng họ phải năn nỉ doanh nghiệp thu mua.

Do vậy, phần lớn các hợp đồng ký kết việc liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ cá giữa nông dân và doanh nghiệp, thì phần bất lợi hầu như thuộc về nông dân. Để ổn định và phát triển bền vững ngành cá tra, đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi gắn với việc tăng cường liên kết giữa các địa phương và các bên có liên quan nhằm điều tiết và giảm được sản lượng cá tra xuống mức cân đối so nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, cần có các cơ chế chính sách và biện pháp nhằm phân bổ hài hòa lợi ích và nâng cao năng lực của các thành phần tham gia chuỗi giá trị cá tra. Ngoài ra, để giải quyết khó khăn về vốn thì cần chú ý phát triển mô hình chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp gắn với sự tham gia bảo lãnh và cung cấp vốn của các ngân hàng…


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

14/10/2013
Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

14/10/2013
Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

14/10/2013