Giá / Mô hình kinh tế

"Nếu Có Hiện Tượng NK54 Không Hạt, Chúng Tôi Sẽ Sớm Điều Tra!"

Tác giả: 
Ngày đăng: 17/07/2012

Ông có nghe thông tin về hiện tượng giống ngô NK 54 không hạt ở Tân Lập (Sơn La) cũng như ở một số tỉnh miền núi khác không?

Không. Chiều qua, khi anh gọi điện cho tôi mới biết và liền gọi điện ngay cho một nông dân ở trên đấy và được bảo cũng có hiện tượng như vậy. NK 54 được công nhận chính thức năm 2004, nó có những đặc tính như năng suất cao từ 8-10 tấn/ha, cứng cây, khoẻ, chịu hạn tốt nhưng chịu úng không được nên ngay từ đầu chúng tôi định hướng vào những thị trường miền núi và những vùng đất không ngập nước (không bao giờ khuyến cáo vào vùng đồng bằng sông Hồng hay vùng đất lúa).

Hơn thế NK 54 có dạng hạt đá, màu hạt đẹp, tích trữ đỡ bị mọt nên nông dân rất ưa chuộng. Hiện chúng tôi bán cỡ 600-650 tấn/năm trong đó miền Bắc khoảng 400 tấn. Riêng ở Sơn La dù mới chỉ đưa vào độ 2 năm nay nhưng năm rồi bán 250 tấn chưa kể lượng hàng lưu chuyển ở các tỉnh về mà hàng còn không đủ, đại lý đẩy giá từ cỡ 50.000đ/kg lên 80-90.000đ/kg thậm chí có chỗ trên 100.000đ/kg…

Như tôi đã nói, sau khi có thông tin về sự cố kia, tôi có gọi điện lên cho một nông dân ở Tân Lập và anh ấy nhận định ngô trồng ở những vùng đất tái định cư, đất đỏ có bị hiện tượng không hạt. Ở Tân Lập ngô trồng sớm hơn các vùng khác cùng tỉnh cỡ cả tháng, vùng này lại có mưa nhiều khiến tôi nhớ Đồng Nai trước đây từng có hiện tượng ngô NK54 ít kết hạt cũng bởi do vùng đất ngập.

Dưới góc độ nhà kỹ thuật, ông có thể lý giải về hiện tượng ngô không hạt?

Theo tôi trong thời gian tung phấn nếu gặp mưa liền mấy ngày ngô sẽ kết hạt kém. Điều này đúng với mọi giống ngô không phải riêng NK54. Trong điều kiện hạn vào giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, nhiệt độ cao cũng gây chết hạt phấn. Ngoài ra còn một số yếu tố dinh dưỡng, chăm bón, trồng chân đất không phù hợp, đất đỏ không có độ phì cũng gây kết hạt kém.

NK54 được phân phối qua Cty BVTV An Giang, đơn vị này có trách nhiệm bán hàng và thu tiền. Syngenta không có đại lý bán hàng trực tiếp tuy nhiên hàng năm Sơn La cũng có hàng trăm hội thảo kỹ thuật của Cty về giống ngô này. Cty có khuyến cáo điểm mạnh, điểm yếu của giống cũng như hợp với chất đất vùng nào cho các đại lý và họ khi bán cũng phải nói rõ cho dân biết vùng nào hợp hay không hợp, tại sao lại như vậy. Hầu hết đại lý bán hàng ở Sơn La đều bán giống không thu tiền ngay mà cuối vụ mới thu nên nếu có hiện tượng mất mùa thì đại lý cũng có phần mất mát.

Nhưng công ty ông cũng phải có trách nhiệm, mặc dù sự cố xảy ra là ngoài ý muốn?

Cty có đội ngũ cán bộ thị trường sẽ trực tiếp đi điều tra cùng đại lý, nhà quản lý địa phương để có hướng giải quyết chứ không bao giờ có chuyện bán hàng xong rồi thôi. Trước tiên chúng tôi phải xác định nguyên nhân, nếu do giống thì mức độ thế nào và dù không do giống nhưng cũng có hướng hỗ trợ một phần (đại lý, nhà phân phối và Cty cùng phải có trách nhiệm).

Trong nông nghiệp không có giống nào chịu đựng được tất cả các yếu tố bất lợi mà giống tốt là giống trong điều kiện bình thường sẽ cho năng suất cao, chống chịu được một số điều kiện tác động nhất định. Nếu không nảy mầm thì có thể xác định rõ do giống nhưng đằng này NK54 đưa lên trên Sơn La 250 tấn mà cứ cho là trên 300 ha ở Tân Lập bị không hạt là thật đi thì cũng chỉ 6 tấn giống thôi. Thông tin NK 54 bị mất mùa ở Tân Lập phải nhìn thấy tận mắt mới rõ được.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

17/07/2012
Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

17/07/2012
Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

17/07/2012